Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 do Bộ GD-ĐT tổ chức diễn ra theo hình thức trực tuyến - Ảnh: THẢO THƯƠNG
Báo cáo của Bộ GD-ĐT tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học mới vừa tổ chức cho thấy việc thực hiện tự chủ đại học đã có những chuyển biến tích cực trong năm học 2020-2021.
Theo đó, tự chủ trong việc mở ngành đào tạo, chương trình liên kết đào tạo là một nội dung quan trọng trong hoạt động tự chủ.
Từ đầu năm 2020 đến ngày 30-7-2021, có 562 ngành đào tạo được mở mới. Trong đó, có 413 ngành do cơ sở giáo dục đại học tự chủ mở và 149 ngành do Bộ GD-ĐT mở.
Nhiều ngành mới đáp ứng nhu cầu nhân lực trong các lĩnh vực mới như: khoa học dữ liệu, phân tích kinh doanh, IoT và trí tuệ nhân tạo ứng dụng, nghệ thuật số, robot và trí tuệ nhân tạo, digital marketing...
Số lượng ngành mới do các trường tự chủ mở trong năm 2020, 2021 - Ảnh: M.G.
Tuy ngành mới tăng nhưng quy mô tuyển sinh sau tự chủ có xu hướng giảm, trong đó giảm mạnh đào tạo đại trà và tăng đào tạo chất lượng cao.
Quy mô tuyển sinh của các trường đại học trước và sau khi tự chủ - Ảnh: M.G.
Về tổ chức bộ máy, hiện đã có 88/175 hội đồng trường được thành lập theo luật mới (không tính các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng). Theo báo cáo của 45 bộ, ngành, địa phương cho thấy không có địa phương, bộ, ngành nào có vướng mắc về quy trình, thủ tục thành lập hội đồng trường theo quy định mới.
Về tự chủ tài chính, Bộ GD-ĐT đã phối hợp Bộ Tài chính để bổ sung các nội dung tự chủ thu, chi, quản lý, sử dụng kinh phí của các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục đào tạo vào nghị định quy định cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo (nghị định số 60/2021 ngày 21-6-2021 của Chính phủ).
Đây là lần đầu tiên có các quy định về điều kiện tự chủ tài chính của cơ sở giáo dục đại học với các quy định cụ thể về nguồn tài chính, sử dụng nguồn tài chính và phân phối kết quả tài chính trong năm của các cơ sở giáo dục đại học.
Tuy nhiên, theo Bộ GD-ĐT, việc triển khai tự chủ đại học nhiều nơi còn lúng túng, nhiều cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự chủ còn phát sinh các vấn đề trong quản trị nội bộ, ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục đào tạo.
Còn khó khăn vì văn bản chồng chéo
Theo ông Trần Diệp Tuấn - chủ tịch hội đồng trường Trường đại học Y dược TP.HCM - tự chủ đại học hết sức khó khăn vì các văn bản chồng chéo. Rất mong Chính phủ quan tâm, để tự chủ đi vào nguyên tắc.
Vì không tự chủ đại học thực chất thì không bắt nhịp xu thế giáo dục, sẽ lạc hậu với các nước trên khu vực trong bối cảnh kinh tế đang cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay.
TTO - Các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM và nhiều trường đại học khác dự kiến sẽ tuyển hàng loạt ngành học mới trong năm 2019.
Xem thêm: mth.95154640103801202-yan-ned-0202-man-uad-ut-iom-hnagn-265-om-coh-iad-gnourt-cac/nv.ertiout