Thời gian qua, dịch vụ được xem là ưu tiên phát triển của nhiều nền kinh tế. Các ngành dịch vụ như kho vận, tài chính, ngân hàng, du lịch hay thương mại điện tử... thường mang lại thu nhập cao, tăng trưởng nhanh. Vì vậy, nền kinh tế càng phát triển, lại càng có xu hướng tập trung phát triển dịch vụ, bỏ bê các ngành nghề sản xuất. Vậy nhưng tại Ấn Độ, nước này được cho lại đang phải thấm thía những bài học vì quá tập trung phát triển dịch vụ, trong khi lại bỏ quên sản xuất.
Ấn Độ có dân số 1,4 tỷ người, nhiều lợi thế trong nhân công giá rẻ. Đây lại là quốc gia có tài nguyên dồi dào. Tuy nhiên nghịch lý là lĩnh vực sản xuất lại chỉ chiếm 13% GDP, trong khi dịch vụ chiếm tới 55% GDP. Một xu thế từng được nhiều ngợi ca tại Ấn Độ, nay lại đang khiến nhiều chuyên gia kinh tế phải suy ngẫm.
Theo Thời báo Kinh tế Ấn Độ, đại dịch đang làm dấy lên những lời kêu gọi cân bằng lại nền kinh tế, hướng nhiều hơn tới lĩnh vực sản xuất. Càng nghịch lý hơn khi Ấn Độ có thị trường rộng lớn với 1,4 tỷ người, tiêu dùng nội địa chiếm tới 60% tăng trưởng, vậy nhưng rất nhiều hàng hóa phải đi nhập khẩu.
Ấn Độ có dân số 1,4 tỷ người, nhiều lợi thế trong nhân công giá rẻ. (Ảnh minh họa: Press Trust of India)
Những làn sóng đại dịch đã đánh quỵ nhiều ngành dịch vụ tại Ấn Độ. Những công việc được cho là mang lại thu nhập cao nay đang cho thấy nhiều rủi ro, mong manh. Nhiều người Ấn Độ lúc này như thức tỉnh, một nền kinh tế sản xuất mới là một nền kinh tế thực sự bền vững.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ Jaishankar mới đây cũng cảnh báo rằng đại dịch, với sự đứt gãy các chuỗi cung ứng, đang làm bộc lộ sự thiếu hụt những nền tảng sản xuất cơ bản tại Ấn Độ.
Theo ông Jaishankar, sự yếu kém trong lĩnh vực sản xuất, quá phụ thuộc vào chuỗi cung ứng nước ngoài đang khiến những thành quả kinh tế Ấn Độ đạt được trong 1/4 thế kỷ qua ẩn chứa nhiều rủi ro, bất ổn.
Thực tế không phải đến đại dịch, Ấn Độ mới nhận thức được những rủi ro từ việc thiếu hụt trong lĩnh vực sản xuất. Chiến lược "Make in India" nổi tiếng của Thủ tướng Modi cũng nhằm một mục tiêu quan trọng nâng cao lĩnh vực sản xuất, làm sao có thể chiếm khoảng 25% GDP trong những năm tới.
Theo báo Ấn Độ Ngày nay, mục tiêu này đến năm 2025, thậm chí đến 2030 cũng khó đạt được, do thiếu hụt hệ thống cơ sở hạ tầng. Đại dịch đã xóa sổ không ít việc làm trong các ngành dịch vụ, nhưng lĩnh vực sản xuất, đáng lẽ có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong đại dịch, do sự thu hẹp trong những năm qua, số việc làm trong các ngành sản xuất tại Ấn Độ nay chỉ còn bằng một nửa so với cách đây 5 năm.
VTV.vn - Ngành dược phẩm của Ấn Độ đang tìm kiếm cơ hội thu 10 - 11 tỷ USD dưới dạng cung cấp vaccine ngừa COVID-19, ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu trong 3 năm tới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.13392040113801202-taux-nas-neuq-ob-od-na-uv-hcid-neirt-tahp-gnurt-pat-auq/et-hnik/nv.vtv