vĐồng tin tức tài chính 365

Ba phương thức số hóa giúp doanh nghiệp sản xuất gia tăng lợi thế cạnh tranh

2021-08-31 19:57

Các doanh nghiệp có khả năng cải tiến dây chuyền để đáp ứng nhu cầu tăng cao sẽ nhanh chóng thu được lợi nhuận, ngược lại, một số khác phản ứng chậm buộc phải thu hẹp quy mô hoạt động, thậm chí đóng cửa hoàn toàn.

Linh hoạt thích ứng: Yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp sống còn

Một đặc điểm thường thấy ở các doanh nghiệp sản xuất thành công vượt qua "cơn bão" của thị trường chính là đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật số, cho phép hoạt động kinh doanh có thể vận hành ở mức độ linh hoạt và thích ứng cao hơn nhiều. Điển hình rằng nhiều doanh nghiệp đang tìm cách học tập các dịch vụ hậu cần và giao hàng nhanh chóng như Amazon để có thể giải quyết nhu cầu của khách hàng một cách linh hoạt nhất.

Theo khảo sát toàn cầu gần đây của McKinsey & Company, các tổ chức đang tăng tốc thực hiện các kế hoạch và chiến lược số hóa trong vòng 3-4 năm tới để nâng cao vị thế cạnh tranh, đồng thời tập trung phát triển ba trụ cột chính của một chuỗi cung ứng linh hoạt bao gồm: công nghệ vận hành (OT) mở và kết nối, tích hợp nhiều công nghệ thông tin hơn (IT) và tham gia kết nối với hệ sinh thái các đối tác đã được kiểm tra và xác thực.

Thúc đẩy tính linh hoạt trong số hoá kinh doanh

Công nghệ vận hành (OT) mở – Khi số hóa ngày càng ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động công nghiệp, khả năng tương tác giữa các công cụ phần mềm mới, có tính mở hoạt động cùng nhau trở thành một yếu tố quan trọng để tạo nên lợi thế trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp nhận ra rằng việc đầu tư trước đây vào các phần cứng và nền tảng phần mềm khép kín, độc quyền đi ngược lại mục tiêu gia tăng hiệu quả đang được đặt ra. Vì thế việc triển khai một kiến trúc mở, chuẩn hóa với khả năng từng bước cải tiến vận hành và đưa đến cho khách hàng các sản phẩm có độ tùy chỉnh cao và nhanh chóng hơn lại là một lựa chọn sáng suốt trong bối cảnh hiện tại.

Ba phương thức số hóa giúp doanh nghiệp sản xuất gia tăng lợi thế cạnh tranh - Ảnh 1.

Schneider Electric Universal automation (tạm dịch Kho Ứng Dụng Tự Động Hóa) mang đến một thế giới các phần mềm, ứng dụng tự động hoá "cắm và sản xuất", có thể triển khai dễ dàng, nhằm giải quyết những thách thức kinh doanh cụ thể, giúp tối ưu hóa chi phí và hiệu suất, đồng thời tương thích với đa đạng nhà cung cấp và phần cứng có thể triển khai

Tích hợp với các ứng dụng CNTT – Kiến trúc mới mang tính mở này cho phép việc vận hành tích hợp trở nên dễ quản lý hơn và tạo điều kiện cho sự hội tụ IT/OT chặt chẽ hơn. Một ví dụ điển hình là sự phát triển của điện toán biên trong môi trường công nghiệp. IDC dự đoán rằng số lượng các ứng dụng được triển khai tại biên mạng đến năm 2024 sẽ tăng 800%. Điện toán biên cho phép xử lý dữ liệu theo thời gian thực đến các chuyên gia vận hành nhà máy nhanh hơn so với truyền đến các trung tâm dữ liệu tập trung trên đám mây, hỗ trợ thu thập được nhiều dữ liệu tức thời hơn từ các thiết bị và hệ thống được kết nối. Khả năng phân tích dữ liệu cục bộ giúp các quyết định vận hành được chính xác và nhanh chóng hơn, từ đó nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ba phương thức số hóa giúp doanh nghiệp sản xuất gia tăng lợi thế cạnh tranh - Ảnh 2.

Điện toán biên được thiết kế riêng nhằm giải quyết những nhu cầu hậu "làn sóng" COVID-19 của doanh nghiệp như lực lượng lao động ngày càng phân tán, khả năng phản ứng nhanh với điều kiện thay đổi của dây chuyền sản xuất, và phục hồi nhanh chóng hơn sau dịch thông qua kết nối và phối hợp chặt chẽ hơn giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng (Nguồn: Shutterstock)

Hệ sinh thái các đối tác vững chắc – Khi nói đến số hóa các hoạt động công nghiệp, không một doanh nghiệp nào có thể thực hiện mà không có sự hỗ trợ từ các đối tác khác nhau. Để đạt được tính linh hoạt và tốc độ cần một hệ sinh thái các đối tác công nghệ phù hợp, gồm các nhà cung ứng công nghệ với những giải pháp mở và di động, những nhà tích hợp hệ thống tự động hóa công nghiệp đã được cấp chứng chỉ, nhà cung cấp dịch vụ giám sát, nhà phân phối và các nhà tích hợp hệ thống. Bằng cách này, các doanh nghiệp sẽ vươn lên vị thế tốt hơn để có thể cân bằng giữa chi phí và những đổi mới sáng tạo, trong khi vẫn thúc đẩy tính kết nối, bền bỉ và linh hoạt.

Trong tương lai, các doanh nghiệp cần dự đoán trước những tình huống bất ngờ và nhanh chóng thích nghi với những thay đổi liên tục, không lường trước của thị trường. Bằng việc quản lý nhuần nhuyễn cả công nghệ hội tụ IT/OT và hệ sinh thái các đối tác toàn diện, các doanh nghiệp sẽ đạt được vị thế cao hơn trong cạnh tranh và hướng đến thành công.

Ánh Dương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Xem thêm: nhc.5934037113801202-hnart-hnac-eht-iol-gnat-aig-taux-nas-peihgn-hnaod-puig-aoh-os-cuht-gnouhp-ab/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ba phương thức số hóa giúp doanh nghiệp sản xuất gia tăng lợi thế cạnh tranh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools