vĐồng tin tức tài chính 365

Đưa công tác xét nghiệm về doanh nghiệp có tối ưu và bảo đảm?

2021-09-22 18:22

Thay vì shipper của các ứng dụng công nghệ tập trung đến các điểm lưu động trên địa bàn TPHCM để xét nghiệm, từ ngày 24.9 tới, công tác này sẽ được đưa về cho doanh nghiệp tự tổ chức.

Quá tải do đâu?

Thời điểm từ ngày 21.9 trở về trước, điều kiện để các shipper được phép đăng ký hoạt động là đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine COVID-19 và xét nghiệm nhanh định kỳ 2 ngày 1 lần với kết quả âm tính. Việc xét nghiệm được thực hiện tại các điểm xét nghiệm lưu động trên địa bàn thanh phố do Sở Y tế TPHCM tổ chức.

Tuy nhiên với việc điều chỉnh phương án xét nghiệm, từ ngày 24.9 trở đi đến 30.9, việc xét nghiệm cho shipper sẽ do doanh nghiệp tự tổ chức và quản lý, với kit test được Sở Công Thương cung cấp, tần suất xét nghiệp 3 ngày 1 lần và xét nghiệm theo nguyên tắc gộp 3 người.

Theo lý giải của Sở Y tế trong cuộc họp báo gần đây, tình hình quá tải xét nghiệm đối với shipper công nghệ tại các điểm lưu động là vì những ngày qua lượng shipper đăng ký hoạt động tăng mạnh.

Khoảng một tháng về trước, lượng shipper đăng ký hoạt động và xét nghiệm chỉ khoảng 17.000 người. Tuy nhiên theo Sở Công thương TPHCM, lượng shipper đăng ký hoạt động thuộc 34 doanh nghiệp vận tải hoạt động trên địa bàn đăng ký lên đến hơn 82.000 người vào ngày 19.9 và tăng tiếp lên hơn 92.000 người tính tới thời điểm ngày 21.9.

Theo một tính toán, TPHCM đang bố trí khoảng 400 điểm y tế lưu động. Việc thực hiện xét nghiệm gộp 3 người, với 92.000 shipper sẽ cần xét nghiệm khoảng hơn 30.000 mẫu, nếu phân bố đều cho 400 điểm lưu động (cứ 3 ngày xét nghiệm 1 ngày) thì mỗi điểm bình quân chỉ phải xét nghiệm hơn 76 mẫu. Trong trường hợp rải đều xét nghiệm mỗi ngày, mỗi điểm bình quân chỉ xét nghiệm hơn 25 mẫu/ngày.

Như vậy có thể thấy, nguyên nhân chính gây ra quá tải còn do sự tập trung shipper tại mỗi điểm xét nghiệm không đồng đều. Có những điểm rất đông shipper đến xét nghiệm, phải xếp hàng chờ đợi gây ra ùn ứ, nhưng cũng có những điểm thưa vắng hơn.

Doanh nghiệp tự tổ chức không phải là phương án tối ưu

Nguồn lực của cả ngành y tế thành phố triển khai thực hiện xét nghiệm cho shipper còn bị quá tải (có thể là quá tải cục bộ). Vậy khi đưa về cho doanh nghiệp tự tổ chức, từ chỗ không có chuyên môn y tế, không quen với việc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, thiếu cả nguồn lực và mạng lưới về công tác này, liệu doanh nghiệp có thể làm tốt hơn ngành y tế?    

Một số doanh nghiệp có lượng shipper đăng ký hoạt động lên tới hàng chục ngàn người. Một khi doanh nghiệp vừa thiếu chuyên môn và đội ngũ thực hiện, vừa không quen việc tổ chức lấy mẫu, sẽ rất dễ xảy ra bất cập.

Nhưng đáng lo nhất là hệ lụy có thể xảy ra dẫn tới công tác xét nghiệm không chuẩn chỉ, tỉ lệ nhầm lẫn, sai sót cao, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phòng chống dịch. Mặt khác, nếu doanh nghiệp tự tổ chức lấy mẫu xét nghiệm tiến độ chậm, cũng sẽ ảnh hưởng đến tình hình cung ứng dịch vụ shipper trên địa như đã xảy ra những ngày qua khiến giá dịch vụ shipper tăng cao.

Trên thực tế, với mô hình và phương án xét nghiệm tại các điểm lưu động hiện nay, TPHCM có thể điều phối, phân bố lại nhằm giúp giảm tải. Đơn cử, có thể phân chia, sắp xếp shipper của 34 doanh nghiệp xét nghiệm theo ngày khác nhau; giãn thời gian xét nghiệm từ 2 ngày lên 4 ngày (đặc biệt là đối với các shipper đã tiêm 2 mũi vaccine), đưa giải pháp công nghệ cảnh báo điểm xét nghiệm quá tải và khuyến nghị shipper đến điểm xét nghiệm còn thưa vắng...

Xem thêm: odl.153659-mad-oab-av-uu-iot-oc-peihgn-hnaod-ev-meihgn-tex-cat-gnoc-aud/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đưa công tác xét nghiệm về doanh nghiệp có tối ưu và bảo đảm?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools