Thỏa thuận bất ngờ hôm 24-9 với các công tố viên Mỹ cho phép "công chúa Huawei" trở về Trung Quốc sau gần 3 năm bị quản thúc tại gia ở Canada. Không lâu sau đó, hai công dân Canada là Michael Spavor và Michael Kovrig cũng được trở về nước.
Hai người này bị bắt giữ tại Trung Quốc vì cáo buộc làm gián điệp sau khi bà Mạnh bị bắt ở TP Vancouver vào tháng 12-2018 theo yêu cầu của Mỹ. Trước khi được trả tự do, ông Spavor bị kết án 11 năm tù, trong khi ông Kovrig đang chờ bị kết án.
Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu trả lời truyền thông sau phiên tòa ở TP Vancouver - Canada hôm 24-9. Ảnh: Reuters
Các chuyên gia nhận định với tờ South China Morning Post (Hồng Kông) rằng với các diễn biến trên, quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và Canada vẫn chìm sâu trong ngờ vực và đối mặt nhiều thách thức. Về phía Mỹ, dù quá trình truy tố bà Mạnh bị hoãn nhưng vụ kiện Huawei với cáo buộc gian lận vẫn tiếp diễn.
Trung Quốc cho rằng việc bà Mạnh bị bắt nằm trong ý đồ của Mỹ nhằm ngăn Huawei nhanh chóng chiếm thị phần toàn cầu trong lĩnh vực viễn thông di động. Bắc Kinh cũng bác bỏ việc Mỹ cáo buộc bà Mạnh lừa dối HSBC khiến ngân hàng này vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran.
Ông Robert Daly, Giám đốc Viện Kissinger về Trung Quốc và Mỹ thuộc Trung tâm Wilson (Mỹ), nhận định việc bà Mạnh được trả tự do thậm chí còn khiến căng thẳng gia tăng khi Trung Quốc tuyên bố chiến thắng trước các "cáo buộc sai trái" từ phía Mỹ.
Trong khi đó, ông Adam Segal thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại (Mỹ) cũng cho rằng chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ tiếp tục trừng phạt Huawei.
Xem thêm: nhc.43301559062901202-iewauh-taht-tun-coud-ioc-auhc-gnurt-ym/nv.fefac