Mới đây, Quốc hội cũng đã gợi ý Chính phủ về gói cấp bù lãi suất giải ngân qua hệ thống ngân hàng tương tự giai đoạn 2009 – 2010. Tuy nhiên từ quan điểm của Ngân hàng Nhà nước, việc tiến hành gói cấp bù lãi suất cần được cân đo đong đếm kỹ để đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
Sau khủng hoảng 2009 và chính sách cấp bù lãi suất, lạm phát đã lên tới hai con số vào năm 2011. Năm 2011, lạm phát có lúc lên tới 18,6%. Vì vậy, Vụ trưởng Tín dụng đánh giá, nếu chính sách xây dựng không đảm bảo được an toàn vĩ mô sẽ gây phản ứng ngược, ảnh hưởng tới kinh tế.
Cũng theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng, năm 2013, công ty quản lý tài sản VAMC đã phải thành lập để giải quyết hệ quả của năm 2009 do thanh khoản ngân hàng khó khăn, nợ xấu tăng tới nay vẫn chưa xử lý hết. Gói kích cầu của năm 2009 là 145.000 tỷ đồng trong đó khoảng 17.000 tỷ là hỗ trợ lãi suất đến từ quỹ dự trữ ngoại hối, đến nay ông cho biết, hậu quả vẫn chưa quyết toán xong.
Ông Hùng đề xuất gói hỗ trợ lãi suất nên đến từ nguồn vốn ngân sách và "không phân biệt doanh nghiệp" được hưởng chính sách này. Tác động của dịch, đặc biệt là đợt dịch lần 4 không loại trừ bất kỳ ngành nghề nào, do đó không nên có sự phân biệt khi đặt vấn đề hỗ trợ lãi suất.
Quỳnh Trang
Trải nghiệm của bạn khi làm thủ tục hành chính, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch gần đây, như thế nào? Vui lòng tham gia khảo sát này để chia sẻ về những trải nghiệm đó, làm cơ sở tham vấn cho Chính phủ đưa ra chỉ đạo phù hợp để cải thiện thủ tục hành chính.
Khảo sát do Ban IV (Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) phối hợp với Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ), các Hiệp hội thành viên Hội đồng tư vấn cải cách Thủ tục hành chính của Thủ tướng và Báo điện tử VnExpress thực hiện từ ngày 24/9 đến 30/09/2021.
Xem thêm: lmth.9562634-et-hnik-nen-oav-mob-4-3-taus-ial-yav-iog-oc-pas/ten.sserpxenv