vĐồng tin tức tài chính 365

Mỹ có thể thoát nguy cơ đóng cửa chính phủ nhưng vẫn đối diện vỡ nợ

2021-09-30 14:09

Tổng thống Joe Biden ngoài tươi trong héo khi nói chuyện với đội của Đảng Cộng hòa trong trận đấu bóng chày hằng năm của Quốc hội tại Nationals Park ở Washington, Mỹ ngày 29-9 - Ảnh: REUTERS

Ưu tiên ngân sách tạm 

Theo Hãng tin AFP, những ngày sắp tới là thời điểm quan trọng nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Joe Biden. Ông phải thu hút được sự ủng hộ của các nghị sĩ trong Đảng Dân chủ để thông qua hai dự luật chi tiêu khổng lồ và nâng trần nợ công mà không có sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa.

Tuy nhiên, ưu tiên cấp bách nhất hiện nay là cấp ngân sách cho các cơ quan liên bang, sẽ hết hạn và cạn tiền vào ngày 30-9, ngày kết thúc năm tài chính hiện tại. Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã cảnh báo các nhà lập pháp vào ngày 18-10 chính phủ sẽ hết tiền mặt, trừ khi chính phủ nâng trần nợ công.

Đóng cửa chính phủ thường đi kèm nguy cơ hàng ngàn nhân viên chính phủ không làm việc, các dịch vụ và cơ quan liên bang sẽ đóng cửa. Nguy cơ đóng cửa Chính phủ Mỹ năm nay diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19, một hoàn cảnh chưa từng có trước đây.

Phe Dân chủ, hiện đang kiểm soát Thượng viện và Hạ viện với tỉ lệ đa số mong manh, đang tìm cách cố gắng thúc đẩy chương trình nghị sự đầy tham vọng của Tổng thống Joe Biden.

Đầu ngày 30-9, Thượng viện sẽ bỏ phiếu để thông qua dự luật tạm về ngân sách, cho phép chính phủ liên bang có tiền hoạt động đến ngày 3-12.

Đây là biện pháp được phê chuẩn trước ở Thượng viện, sau đó được gửi cho Hạ viện thông qua. Nếu được thông qua ở Hạ viện, dự luật sẽ được gửi đến bàn của Tổng thống Biden vào trước nửa đêm ngày 30-9 để tránh việc Chính phủ Mỹ phải đóng cửa, điều không ai mong muốn. 

Theo AFP, dự luật tạm gồm 6,3 tỉ USD để giúp người tị nạn Afghanistan, 28,6 tỉ USD hỗ trợ thảm họa, ​​sẽ nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nghị sĩ hai đảng. 

Cuối ngày 29-9 (giờ địa phương), thượng nghị sĩ Chuck Schumer, lãnh đạo phe Dân chủ ở Thượng viện, cho biết các nghị sĩ Thượng viện ở cả Dân chủ và Cộng hòa đã đạt được thống nhất về dự luật tạm này.

Trước đó, ngày 27-9, phe Cộng hòa tại Thượng viện bác bỏ một dự luật (đệ trình tại Hạ viện và được Hạ viện thông qua) cấp tiền cho Chính phủ Mỹ hoạt động tới cuối năm nay và đình chỉ áp dụng mức trần nợ công 28,4 ngàn tỉ USD tới cuối năm 2022. Lý do các nghị sĩ Cộng hòa phản đối việc nâng trần nợ công. 

Khó nâng trần nợ công

Do nguy cơ đóng cửa chính phủ tạm được đẩy lùi, Đảng Dân chủ có thể tập trung vào vấn đề nâng trần nợ và thông qua hai khoản chi lớn là khoản chi dành cho cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỉ USD và khoản chi tiêu 3.500 tỉ USD, được xem là cốt lõi trong chương trình nghị sự của ông Biden. 

Các đảng viên Dân chủ cũng chia rẽ sâu sắc về hai dự khoản chi tốn kém này. 

Ngày 29-9, ông Biden hủy chuyến đi tới Chicago để ở lại Washington nhằm tiếp tục đàm phán với cánh ôn hòa và cấp tiến ở Đảng Dân chủ, để tìm kiếm sự ủng hộ cho cuộc bỏ phiếu của Hạ viện về phát triển cơ sở hạ tầng.

Sau khi nói chuyện với các trợ lý và nghị sĩ Dân chủ, ông Biden đã tham gia một trận đấu thể thao của Quốc hội vì mục đích từ thiện.

Chính phủ Mỹ đang thâm hụt ngân sách lớn (chi tiêu nhiều hơn thu nhập từ thuế). Để khắc phục, chính phủ sẽ vay tiền bằng cách phát hành nợ. Tuy nhiên, việc phát hành nợ chỉ được phép trong một hạn mức nhất định do Quốc hội quy định. Nếu Quốc hội không nâng hạn mức, Bộ Tài chính sẽ không có khả năng thanh toán tất cả hóa đơn chính phủ.

Các nhà lập pháp đang gặp bế tắc trong việc nâng trần nợ công. Nếu hai đảng Cộng hòa và Dân chủ không đạt được thỏa thuận, viễn cảnh vỡ nợ có thể xảy ra với khả năng xóa sổ khoảng 6 triệu việc làm và 15.000 tỉ USD tài sản hộ gia đình, phá hủy nền kinh tế.

Đảng Cộng hòa phản đối việc nâng trần nợ công. Ông Mitch McConnell, lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Thượng viện, cáo buộc Đảng Dân chủ đang âm mưu "in và vay hàng ngàn tỉ USD để" phung phí.

Lần đóng cửa chính phủ gần đây nhất xảy ra trong nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump, dài 35 ngày trước khi kết thúc vào tháng 1-2019. Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ ước tính việc chính phủ ngừng hoạt động năm 2018-201919 làm thiệt hại 11 tỉ USD cho nền kinh tế.

Mỹ chuẩn bị cho khả năng đóng cửa chính phủMỹ chuẩn bị cho khả năng đóng cửa chính phủ

TTO - Nhà Trắng đã bắt đầu thông báo tới các cơ quan liên bang chuẩn bị cho khả năng Chính phủ Mỹ sẽ đóng cửa nếu dự luật "giải pháp duy trì" không qua được cửa Thượng viện Mỹ trước ngày 30-9.


Xem thêm: mth.96272940103901202-on-ov-neid-iod-nav-gnuhn-uhp-hnihc-auc-gnod-oc-yugn-taoht-eht-oc-ym/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mỹ có thể thoát nguy cơ đóng cửa chính phủ nhưng vẫn đối diện vỡ nợ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools