vĐồng tin tức tài chính 365

Phương án thu hút khách Ấn Độ, Trung Đông đến Việt Nam

2022-09-10 07:47

Sáng 9-9, Tổng cục Du lịch Việt Nam (VN) phối hợp cùng TP.HCM tổ chức hội thảo thúc đẩy thị trường khách du lịch Trung Đông và Ấn Độ.

Các chuyên gia đánh giá Ấn Độ và các quốc gia Trung Đông là những thị trường khách du lịch tiềm năng của TP.HCM nói riêng và VN nói chung. Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng của hai thị trường này thì cần có những phương án phù hợp.

Phương án thu hút khách Ấn Độ, Trung Đông đến Việt Nam ảnh 1

TP.HCM đã đón đoàn 460 khách MICE (du lịch kết hợp hội thảo) từ Ấn Độ vào ngày 18-7. Đây là đoàn khách MICE lớn nhất từ trước đến nay mà nước ta từng đón. Ảnh: THU TRINH

Ấn Độ, Trung Đông tiềm năng nhưng đầy thách thức

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho biết với tài nguyên du lịch phong phú, phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách, TP.HCM cũng như VN có nhiều tiềm năng để thu hút hơn nữa khách du lịch từ Ấn Độ và Trung Đông.

Về đường bay, từ nay đến cuối năm 2022 sẽ có 21 đường bay, trên 60 chuyến bay mỗi tuần kết nối VN và Ấn Độ. Giữa VN và Trung Đông cũng có các chuyến bay thẳng của các hãng hàng không Vietnam Airlines, Emirates, Qatar Airways, Turkish Airlines...

Ngoài những thuận lợi, ngành du lịch cũng gặp không ít thách thức. Bà Hiếu dẫn chứng khách Ấn Độ thường kỹ tính trong lựa chọn sản phẩm và so sánh tỉ mỉ mức giá để đưa ra quyết định. Nếu không thích nghi được, doanh nghiệp không thể khai thác lâu dài thị trường khách này.

“Trong khi đó, lượng khách du lịch từ các quốc gia khu vực Trung Đông đến VN vẫn ở mức thấp. Khoảng cách địa lý, chi phí, khác biệt lớn về văn hóa, thị hiếu tiêu dùng, tôn giáo, ngôn ngữ… là rào cản khiến sản phẩm du lịch cho khách Trung Đông chưa phong phú, cơ sở hạ tầng phục vụ nhóm khách này còn hạn chế, nhỏ lẻ” - bà Hiếu nhận định.

Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch VN, cho biết Trung Đông và Ấn Độ là những thị trường mà Chiến lược phát triển du lịch VN đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22-1-2020 xác định là thị trường tiềm năng quan trọng của du lịch VN, cần ưu tiên mở rộng phát triển.

Khách từ thị trường Trung Đông đến VN tăng trưởng qua từng năm nhưng chưa nhiều, mới đạt khoảng vài chục ngàn lượt và chúng ta còn nhiều dư địa để đẩy mạnh khai thác thị trường du lịch này.

Đối với thị trường Ấn Độ, VN đã áp dụng hệ thống cấp thị thực điện tử cho du khách đến từ nước này. Cạnh đó, chính phủ Ấn Độ cũng đã công nhận hộ chiếu vaccine của VN. Đây là những điều kiện rất quan trọng để thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa hai quốc gia.

Theo ông Siêu, hội thảo phát triển thị trường du lịch Trung Đông, Ấn Độ được tổ chức là một cơ hội tốt để các doanh nghiệp du lịch VN và quốc tế học hỏi, chia sẻ thông tin. Từ đó tiến tới hợp tác kinh doanh, phát triển du lịch hai chiều chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới mạnh mẽ hơn.

Năm 2019, lượng khách du lịch Ấn Độ đến VN đạt 169.000 lượt, vươn lên top 16 thị trường gửi khách cao nhất đến VN, trong đó có 73% số khách đến TP.HCM. Theo thống kê, khách Ấn Độ đến VN tháng 7-2022 đạt 11.700 lượt và là một trong những thị trường phục hồi nhanh nhất.

Xúc tiến du lịch, đào tạo nhân lực từ hai chiều

Ngành du lịch TP.HCM đang xây dựng kế hoạch ngắn hạn và chiến lược dài hạn với mục tiêu thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch từ Ấn Độ và Trung Đông.

Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM Bùi Thị Ngọc Hiếu cho biết thêm: TP cũng tiếp tục phối hợp với Đại sứ quán, Lãnh sự quán VN tại Ấn Độ và các quốc gia Trung Đông trong việc xúc tiến du lịch hai chiều.

Ông Trần Đức Hùng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của VN tại Qatar, cũng chia sẻ thêm các giải pháp để thu hút khách Ấn Độ, Trung Đông.

Theo ông Hùng, VN là điểm du lịch mới. Để thu hút nhóm khách du lịch từ Trung Đông, đặc biệt là khách có thu nhập cao từ các nước GCC (Hội đồng các nước vùng Vịnh), các doanh nghiệp lữ hành, các cơ quan Chính phủ cần có sự phối hợp chặt chẽ.

Thứ nhất, thường xuyên tổ chức các chương trình hội chợ quảng bá, xúc tiến du lịch quốc tế ở quy mô lớn và mời các doanh nghiệp lữ hành các nước Trung Đông tham dự.

Thứ hai, tích cực, chủ động tham gia các hội chợ du lịch quốc tế được tổ chức tại các nước Trung Đông. Cạnh đó, thiết kế những chương trình du lịch riêng cho đối tượng khách Ả Rập, đảm bảo yếu tố tôn giáo như: Yêu cầu về thực phẩm Halal (thực phẩm đạo Hồi giáo), phòng cầu nguyện, sự riêng tư...

Ông Hùng cho hay để đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên biết tiếng Ả Rập phải có thời gian lâu dài (mất 4-5 năm). “Tôi đề xuất nên làm việc hợp đồng với nhân viên bản địa biết tiếng Ả Rập. Chúng ta cần người áp sát tour biết nói tiếng này để đáp ứng nhu cầu của khách. Do đó, VN cần thúc đẩy giao lưu đào tạo giữa các trường của VN và trường của các nước Trung Đông” - ông Hùng nói.•

Nên thiết kế tour đảm bảo sự linh hoạt

Để thu hút du khách có đạo Hồi, ông Robert Hayek, Tổng giám đốc tại Q’go Travel and Tourism Co, góp ý: Chúng ta nên cung cấp kênh tiếng Ả Rập, bởi họ thích xem kênh có tiếng này. Ở địa điểm du lịch nên có thảm cầu nguyện khiến du khách cảm nhận như đang ở nhà. Những người có đạo Hồi rất cần nơi riêng tư để cầu nguyện.

Cạnh đó, nên thuê nhân viên nói tiếng Ả Rập để hỗ trợ phiên dịch. Nếu làm được những điểm trên thì đây sẽ là điểm cộng lớn, điểm ưu tiên để du khách chọn chúng ta.

Ngoài ra, ông Robert Hayek cũng cho rằng nên thiết kế những tour đảm bảo sự linh hoạt, du khách trải nghiệm theo cảm hứng của mình chứ không đúng theo giờ giấc. Vì nếu dậy sớm, đi sớm thì người có đạo Hồi sẽ không thích.

Xem thêm: lmth.398796tsop-man-teiv-ned-gnod-gnurt-od-na-hcahk-tuh-uht-na-gnouhp/nv.olp

“Phương án thu hút khách Ấn Độ, Trung Đông đến Việt Nam”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools