vĐồng tin tức tài chính 365

Tung tin sai sự thật hoa hậu bán dâm: Nhẹ thì bị phạt hành chính, nặng có thể bị tù

2022-09-10 16:18

Mới đây, thông tin Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an triệt phá đường dây môi giới mại dâm do Lê Hoàng Long (30 tuổi, quê Hải Phòng, hiện đang trú tại TP.HCM) điều hành có sự tham gia của nhiều diễn viên trong showbiz, người đẹp đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi sắc đẹp đã thu hút được sự quan tâm lớn của dư luận.

Đáng chú ý, trong vụ việc này công an bắt quả tang hai người đẹp TH và TT bán dâm thông qua sự môi giới của Long. Ngay sau đó cộng đồng mạng rộ lên thông tin, đồn đoán hai người đẹp trên là hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên và Nông Thị Thúy Hằng.

Thông tin tới báo chí, đại diện Cục Cảnh sát hình sự khẳng định hai hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên và Nông Thuý Hằng không liên quan đến hai tên TH và TT trong đường dây mại dâm vừa bị triệt phá.

Ngay sau sự việc diễn ra phía đơn vị quản lý của Hoa hậu Thùy Tiên đã mời luật sư vào cuộc hỗ trợ và tiến hành lập vi bằng những người phát ngôn sai sự thật để bảo vệ hình ảnh, danh dự của Hoa hậu Hòa bình quốc tế Nguyễn Thúc Thùy Tiên.

Trước động thái pháp lý trên từ phía luật sư của hoa hậu Thuỳ Tiên, nhiều bạn đọc thắc mắc trong trường hợp này lập vi bằng để làm gì, có ý nghĩa như nào và những người đã đồn đoán, thông tin sai sự thật sẽ bị xử lý ra sao.

Tung tin sai sự thật hoa hậu bán dâm: Nhẹ thì bị phạt hành chính, nặng có thể bị tù ảnh 1
Lê Hoàng Long - "tú ông" điều hành đường dây mại dâm có sự tham gia của nhiều cô gái từng đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi sắc đẹp. Ảnh: CAND

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Luật sư (LS) Bùi Quốc Tuấn, đoàn Luật sư TP.HCM cho biết vi bằng là văn bản do thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý. Văn bản vi bằng sẽ ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật, diễn ra mà thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Vi bằng có giá trị được xem là nguồn chứng cứ để chứng minh sự kiện, hành vi có diễn ra trong thực tế để bảo vệ cho người yêu cầu lập vi bằng.

Trong trường hợp này, hoa hậu Thuỳ Tiên bị các đối tượng trên mạng xã hội đưa thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm nên việc đầu tiên cần thiết phải làm là lập vi bằng để ghi nhận lại những hình ảnh, bài đăng trên mạng xã hội để lưu lại làm tài liệu, chứng cứ phục vụ cho việc phản ánh, tố cáo và khởi kiện ra toà để yêu cầu bồi thường thiệt hại sau này.

Cũng theo LS Tuấn trong thời buổi mạng xã hội phát triển hành vi bóc phốt, đăng tin sai sự thật xuyên tạc sự thật không phải xa lạ. Do đó, khi bị người khác đăng tải thông tin bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì người bị phản ánh cần nhanh chóng phản ánh tới cơ quan chức năng (Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan Công an tại địa phương) để nhờ điều tra xử lý. Đồng thời, người bị đăng tin sai sự thật cũng có thể khởi kiện ra toà để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy dịnh của bộ luật dân sự.

Về chế tài xử lý đối với những người có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác, tùy vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm, người đưa thông tin bịa đặt, sai sự thật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về xử lý hành chính, điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020 (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định phạt tiền từ 10-20 triệu đồng nếu có hành vi hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Mức phạt trên áp dụng đối với tổ chức vi phạm, trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Ngoài bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật.

Về xử lý hình sự, nếu hành vi đưa thông tin sai sự thật xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo Điều 155, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Khung hình phạt thấp nhất của tội này là bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10-30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Trường hợp sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Hoặc người thực hiện hành vi thông tin sai sự thật cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vu khống theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt tù từ 1-3 năm nếu như sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.

Xem thêm: lmth.789796tsop-ut-ib-eht-oc-gnan-hnihc-hnah-tahp-ib-iht-ehn-mad-nab-uah-aoh-taht-us-ias-nit-gnut/nv.olp

“Tung tin sai sự thật hoa hậu bán dâm: Nhẹ thì bị phạt hành chính, nặng có thể bị tù”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools