vĐồng tin tức tài chính 365

Cần chính sách đột phá để phát triển xe buýt TP.HCM

2022-09-19 06:34

Ngày 18-9, Trung tâm Vận tải hành khách công cộng (Sở GTVT TP.HCM) đã phối hợp với TP Thủ Đức làm thủ tục cấp thẻ đi xe buýt miễn phí cho các đối tượng ưu tiên.

Giới chuyên gia cho rằng đây là hình thức cần được khuyến khích để xe buýt tiếp cận với người dân tốt hơn. Tuy nhiên, để thực sự thu hút hành khách, loại hình xe buýt ở TP.HCM cần hoàn thiện về chất lượng và dịch vụ nhằm hướng tới hình ảnh văn minh.

Nhiều giải pháp để thu hút người dân

Đại diện Trung tâm Quản lý giao thông công cộng cho biết để mang đến tiện ích cho khách hàng, thời gian tới trung tâm sẽ phát triển hệ thống thanh toán tự động khi đi xe buýt. Hệ thống này kết nối với các ngân hàng, thẻ tín dụng, ví điện tử thông minh để khách hàng có nhiều lựa chọn.

Trung tâm sẽ lắp đặt các bảng thông tin điện tử, gắn camera giám sát khu vực nhà chờ, tạm dừng… nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho hành khách.

Với mục tiêu tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp với hạn chế xe cá nhân, trung tâm đã nỗ lực phát triển nhiều kế hoạch trước mắt và lâu dài.

Trong đó, giai đoạn từ nay đến năm 2025 mở rộng mạng lưới xe buýt đến các khu vực lân cận, tuyến trục, tuyến nhánh và đi vào sâu các trục nhỏ để người dân thuận tiện hơn trong quá trình di chuyển. Tất cả hướng tới mục tiêu người dân bước chân ra ngoài đều có thể đi được xe buýt.

Giai đoạn 2026-2030, TP cũng tập trung phát triển vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn. Bên cạnh đó là các giải pháp phát triển vận tải hành khách công cộng, kiểm soát phương tiện cơ giới cá nhân và các giải pháp hỗ trợ sẽ được triển khai đồng bộ.

Đặc biệt, để người dân đi xe buýt được thuận tiện hơn, trung tâm đã phát triển ứng dụng Go Bus. Trong đó, Go Bus đã cung cấp thông tin các tuyến xe buýt hoặc tìm các trạm xe buýt, tìm các tuyến xe gần hành khách... Mặt khác, từ Go Bus, trung tâm có thiết lập góc phản ánh nhằm tiếp nhận và xử lý các phản ánh của người dân.

Cần chính sách đột phá để phát triển xe buýt TP.HCM ảnh 1

TP.HCM đang tập trung đầu tư cho loại hình xe buýt nhằm góp phần phát triển giao thông
công cộng của TP. Ảnh: ĐT

Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ

PGS-TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GTVT Trường ĐH Việt Đức, cho biết ùn tắc giao thông, đặc biệt ở các đô thị lớn là một vấn nạn. Theo đó, việc sử dụng giao thông công cộng nói chung và xe buýt nói riêng nhằm tạo một xã hội văn minh, an toàn, sạch sẽ là cần thiết.

Để thu hút người dân quay lại với xe buýt, TP cần phải duy trì ổn định chất lượng dịch vụ và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Bởi lẽ chỉ có chất lượng dịch vụ mới thu hút được hành khách.

PGS-TS Vũ Anh Tuấn cho biết: Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu GTVT Trường ĐH Việt Đức, hiện nay hành khách đang quan tâm tới nhiều yếu tố. Trong đó, vấn đề đầu tiên là sự sẵn có của xe buýt về không gian và thời gian. Song song đó là mạng lưới xe buýt phải bao phủ, các trạm dừng phải dễ tiếp cận với người dân hơn. Các chính sách trợ giá phải mở rộng hơn.

Bên cạnh đó, TP cũng cần phải cải thiện về hạ tầng, từ bến bãi đến phân làn. Thậm chí, khu vực nào làm làn ưu tiên được thì cần sớm triển khai hoặc chọn loại xe buýt phù hợp với khổ đường nhằm rút ngắn thời gian di chuyển cho hành khách.

Đối với vấn đề thông tin xe buýt cũng rất quan trọng. Đơn vị quản lý cần giải quyết các thông tin như lên xe ở trạm nào, thời gian di chuyển là bao lâu… Tất cả đều cần được cung cấp để người dân nắm bắt một cách nhanh nhất.

“Đặc biệt, thái độ phục vụ của tiếp viên cần nhã nhặn, từ tốn đúng kiểu “khách hàng là thượng đế”… Tất cả phải hướng đến hình ảnh văn minh và tất nhiên người phục vụ phải văn minh” - ông Tuấn nhấn mạnh.

Cũng theo ông Tuấn, có nhiều phương án để khuyến khích người dân đi xe buýt, phải coi xe buýt như một loại hình dịch vụ và cho người sử dụng thử dịch vụ đó. Lúc này, đơn vị chức năng cần xây dựng chiến lược marketing, truyền thông một cách chu đáo, có hiệu quả.

“Với một siêu đô thị như TP.HCM, cần lấy giao thông công cộng làm chủ đạo và muốn vậy thì cần có chính sách đột phá cho loại hình giao thông này” - ông Tuấn nhận định

Theo đó, ông Tuấn cho rằng TP cần thay đổi tư duy là ưu tiên phương tiện xanh, sạch, văn minh, an toàn. Trong đó, đi bộ và đi xe đạp phải đặt lên hàng đầu vì đây là đôi chân nối dài của giao thông công cộng. Còn ô tô, xe máy nên đặt xuống cuối cùng.

“Nếu cứ theo thứ tự ưu tiên như vậy trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách phát triển đô thị, quy hoạch đô thị thì giao thông công cộng sẽ dần dần thay đổi” - ông Tuấn nhấn mạnh.

Tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về xe buýt

Ông Lê Hà Ân, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng, cho biết trung tâm đã và đang tổ chức nhiều buổi tuyên truyền để phổ biến các thông tin về hệ thống xe buýt cũng như hướng dẫn người dân đi xe buýt.

Thông qua các buổi tuyên truyền, trung tâm muốn người dân hiểu rõ hơn về tình hình giao thông ở TP để cùng nhau giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông. Từ đó, cùng nhau sử dụng phương tiện giao thông công cộng một cách hiệu quả.

Sắp tới, trung tâm cũng sẽ mở rộng các chương trình hoạt động đến các phường ở TP Thủ Đức, các quận khác và các trường đại học nhằm giúp người dân tiếp cận tốt hơn với loại hình xe buýt.

Xem thêm: lmth.521996tsop-mchpt-tyub-ex-neirt-tahp-ed-ahp-tod-hcas-hnihc-nac/nv.olp

“Cần chính sách đột phá để phát triển xe buýt TP.HCM”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools