Hàng trăm con chim trời được phát hiện tại quán ăn ở xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà - Ảnh: LÊ MINH
Chiều ngày 27-9, ông Nguyễn Xuân Mận - hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh) - cho biết sáng cùng ngày đơn vị này phối hợp với công an, chính quyền xã Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà) kiểm tra, phát hiện tại một quán ăn có 260 con chim trời.
Trong 260 con chim trời gồm cò, cói, gà nước chủ yếu đã bị giết thịt với trọng lượng 34kg, chỉ còn 63 con còn sống.
Làm việc với cơ quan chức năng, anh Lê Văn Hùng (chủ quán Hùng Chim, địa chỉ tại xã Thịnh Lộc) không xuất trình được các loại giấy tờ liên quan đến nguồn gốc số lượng chim nói trên.
Chủ quán này cho biết số chim trên thu mua của người dân trên địa bàn huyện Lộc Hà để chế biến các món nhậu và bán cho thực khách.
Lực lượng chức năng sẽ tiêu hủy số chim đã giết thịt, những con còn sống sẽ bàn giao về cho Vườn quốc gia Vũ Quang chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đồng thời củng cố hồ sơ để xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
Cò giả làm bằng xốp được người dân cắm xuống các cánh đồng để bẫy bắt chim trời - Ảnh: LÊ MINH
Đặt cả ngàn con cò giả trên đồng dụ bắt chim di cư
Thời gian qua, mặc dù cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều đợt ra quân xử lý tình trạng săn bắt chim trời, song một số người dân vẫn tiếp tục lén lút giăng bẫy uy hiếp đàn chim mùa di cư.
Ngày 26-9, có mặt tại các cánh đồng ở xã Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), phóng viên ghi nhận một số người dân vẫn tiếp tục giăng bẫy đánh bắt các loại chim trời như cò, cói.
Có hàng ngàn con cò giả làm bằng xốp cùng với những que nhạ được người dân cắm xuống các cánh đồng để thu hút chim trời bay đến mắc bẫy.
Các lùm cây rậm cũng được người dân sử dụng để bẫy bắt chim trời - Ảnh: LÊ MINH
Ông Trần Thanh Tường - hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Nghi Xuân - thừa nhận tình trạng săn bắt chim trời tại địa phương có giảm so với các năm trước, song dù đã ra quân quyết liệt nhưng vẫn chưa thể xử lý triệt để.
Tại xã Cổ Đạm trước đây một số người dân thường giăng bẫy săn bắt chim trời gần các trục đường lớn, hiện nay do lực lượng chức năng liên tục tổ chức kiểm tra nên những người săn bắt chim trời tìm đến những khu vực vắng, xa khu dân cư để đặt bẫy săn bắt.
Một người dân tại huyện Nghi Xuân đang bẫy bắt chim trời - Ảnh: LÊ MINH
Theo thống kê của Hạt kiểm lâm huyện Nghi Xuân, từ cuối tháng 8-2022 đến nay, đơn vị này phối hợp với các lực lượng khác tổ chức 34 lượt kiểm tra, xử lý nạn săn bắt chim tự nhiên và động vật hoang dã, thu giữ hơn 26.000 que nhạ để bẫy chim, 1.180m lưới, hơn 1.000 con chim giả, tháo dỡ 41 lùm, lán ẩn nấp và thả về môi trường tự nhiên gần 200 con chim.
"Đối với thông tin phóng viên phản ánh, chúng tôi tiếp nhận và sẽ tiếp tục cử lực lượng ra quân ngăn chặn, xử lý" - ông Tường nói.
TTO - Một ngày giữa tháng 4, chúng tôi đến thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) - nơi từng là điểm nóng về buôn bán động vật hoang dã - bởi có "vựa" chim từ Vườn quốc gia Tràm Chim và nguồn Campuchia về.
Xem thêm: mth.33024106172902202-na-nauq-gnort-tiht-teig-ib-iort-mihc-noc-mart-gnah-neih-tahp/nv.ertiout