Ùn tắc trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM giờ cao điểm - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Hội thảo có sự tham dự của Ban An toàn giao thông, Sở Giao thông vận tải, cảnh sát giao thông của các thành phố lớn như TP.HCM, TP Hà Nội và TP Đà Nẵng.
Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Quang Minh - chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia - cho biết tỉ lệ đô thị hóa tại Việt Nam đang tăng cao, cơ giới hóa phương tiện đi lại cũng diễn ra rất nhanh.
Trong đó có nhiều số liệu thống kê rằng tại thị trường Việt Nam có thể tiêu thụ từ 3 triệu xe máy/năm. Có thể thấy rằng việc người dân sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân ngày càng nhiều thì tai nạn giao thông cũng tăng.
Điều đáng mừng là trong nhiều năm trở lại đây đã thấy rằng số vụ tai nạn, bị thương và người chết cũng đã giảm. "Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay đang rất nghiêm trọng. Nếu 10 năm trước, người dân đi qua Ngã Tư Sở (TP Hà Nội) truyền tai nhau là "ngã tư khổ", bởi lẽ họ phải mất hàng giờ đồng hồ đi qua các ngã tư này. Còn ở TP.HCM, các nghiên cứu chỉ ra rằng TP thiệt hại lên đến khoảng 6 tỉ USD mỗi năm do ùn tắc giao thông", ông Minh nói.
Đến nay, các địa phương đã triển khai nhiều biện pháp công trình và phi công trình để giải quyết kẹt xe, ùn tắc nhưng chỉ mang tính chất tạm thời. Trong thời gian tới, cần tính toán đưa ra những giải pháp bài bản, xử lý triệt để đem lại lợi ích lâu dài. "Việc giảm ùn tắc, nâng cao giải pháp an toàn giao thông ở Việt Nam là cần thiết và người dân sẽ được hưởng lợi", ông Minh nhấn mạnh.
TTO - Vừa hóa giải việc khó đón taxi khi thêm xe buýt vào đón khách, làn xe đón khách của các hãng xe công nghệ đang khổ sở vì bí lối vào ra.
Xem thêm: mth.38585033192902202-cat-nu-od-man-iom-dsu-it-6-iah-teiht-eht-oc-mch-pt/nv.ertiout