vĐồng tin tức tài chính 365

Đào tạo tăng cường năng lực cho cán bộ NHNN về các công cụ an toàn vĩ mô

2022-09-30 14:32

Sự kiện này nằm trong khuôn khổ Kế hoạch thực hiện năm 2022 của Dự án “Tăng cường phát triển và lành mạnh khu vực ngân hàng Việt Nam” do World Bank và SECO tài trợ, trong đó có Hợp phần 4 về “Tăng cường ổn định tài chính và giám sát an toàn vĩ mô”.

Khóa đào tạo tập trung chủ yếu vào: Tỷ lệ đảm bảo (Loan-to-value, gọi tắt là LTV, tỷ lệ bảo đảm đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản, và được tính: tỷ lệ LTV = Tổng số dư khoản phải đòi/Giá trị của tài sản bảo đảm, theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN); Bộ đệm vốn ngược chu kỳ (gọi tắt là CCyB, là bộ đệm dự phòng rủi ro vốn ngược chu kỳ) và dự phòng động (DP, để xử lý các nguy cơ đối với ổn định tài chính bắt nguồn từ việc mở rộng tín dụng quá mức và bùng nổ giá tài sản).

Tham dự buổi Tọa đàm gồm một số cán bộ làm công tác chuyên môn của Vụ Ổn định Tiền tệ - Tài chính (đơn vị đầu mối được giao thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc NHNN thực hiện công tác ổn định hệ thống tiền tệ, tài chính thuộc phạm vi quản lý); Ban Quản lý Dự án – NHNN, các đơn vị trong NHNN như Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng, Trung tâm Thông tin Tín dụng, Pháp chế, Tín dụng, Học viện Ngân hàng, đại diện NHNN chi nhánh một số tỉnh phía Bắc và đại diện của World Bank/SECO cùng các chuyên gia kỳ cựu, có chuyên môn và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực ổn định tài chính và giám sát an toàn vĩ mô.

Trong khóa tập huấn, chuyên gia World Bank và các đại biểu tham dự thảo luận sôi nổi về kinh nghiệm các nước trong việc áp dụng các công cụ chính sách an toàn vĩ mô, nêu bật sự cần thiết và đánh giá khả năng áp dụng các công cụ này tại Việt Nam. Đồng thời, các đại biểu và chuyên gia cũng thảo luận về những khó khăn, vướng mắc mà NHNN gặp phải khi triển khai các công cụ này như: cơ sở dữ liệu (không đầy đủ, chiều dài lịch sử ngắn, độ tin cậy không cao và độ trễ lớn...), vị thế của chính sách giám sát an toàn vĩ mô trong mối tương quan với các chính sách khác đối với toàn bộ hệ thống tài chính cũng như các công cụ chính sách để triển khai trong thực tiễn. Cuối khóa đào tạo, chuyên gia World Bank và đại biểu thảo luận về khả năng áp dụng công cụ đệm vốn ngược chu kỳ tại Việt Nam trong ngắn và trung hạn, nhằm thiết lập tỷ lệ đệm vốn khi nền kinh tế tăng trưởng tốt để dự phòng cho các khoản rủi ro khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại hoặc suy thoái. Vụ ODTTTC cũng đề xuất khả năng xây dựng Sổ tay Hướng dẫn triển khai công cụ này dựa trên kinh nghiệm tương đối tương đồng của Ru-ma-ni.

Kể từ khi Thụy Sỹ và Việt Nam thiết lập quan hệ chính thức cách đây năm thập kỷ, hợp tác song phương ngày càng phát triển. Thụy Sỹ nằm trong số 10 đối tác phát triển đứng đầu về cung cấp viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam. Trong hơn 30 năm quan hệ chặt chẽ, là đầu mối thực hiện chương trình hợp tác phát triển kinh tế Thụy Sỹ, Cơ quan hợp tác và phát triển (SECO), với trên 500 triệu usd vốn viện trợ không hoàn lại, đã hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế xã hội. Hợp tác song phương ngày càng được củng cố thông qua hội đàm cấp cao, đối thoại chính trị thường xuyên, đối thoại quyền lao động, nhân quyền, và các tư vấn kỹ thuật.

HTQT

 

Xem thêm: 112325VBS=emaNcoDd?001mc/sknil/iv/latrop/retnecbew/nv.vog.vbs.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đào tạo tăng cường năng lực cho cán bộ NHNN về các công cụ an toàn vĩ mô”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools