vĐồng tin tức tài chính 365

Mục sở thị hợp tác xã được Tập đoàn Mỹ Hạnh ‘nổ’ trồng sâm Ngọc Linh gắn mã QR

2023-09-02 12:23
Tập đoàn Mỹ Hạnh "nổ" trồng sâm Ngọc Linh gắn mã QR - Ảnh: QUANG THẾ cắt lại

Tập đoàn Mỹ Hạnh "nổ" trồng sâm Ngọc Linh gắn mã QR - Ảnh: QUANG THẾ cắt lại

Trong khi đó các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum khẳng định Hợp tác xã Tuyết Sơn Kon Plông (ở xã Măng Cành, huyện Kon Plông) không nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý của sâm Ngọc Linh.

Mã QR cắm dưới gốc sâm Ngọc Linh mà Tập đoàn Mỹ Hạnh giới thiệu đã... biến mất

Trước đó, người dân làm đơn gửi đến Tuổi Trẻ Online phản ánh việc Công ty cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (gọi tắt là Tập đoàn Mỹ Hạnh, trụ sở tại số 39 đường Nguyễn Quốc Trị, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã ký hợp đồng, hợp tác đầu tư trồng sâm Ngọc Linh với nhiều cá nhân, tuy nhiên thực tế không có dự án nào như đã giới thiệu.

Ngày 2-9, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, cổng Hợp tác xã Tuyết Sơn Kon Plông đã được khóa trái. Từ ngoài nhìn vào không thấy có người hoạt động canh tác, chăm sóc, trồng dược liệu. Nhiều khu vực gần như để hoang hóa, cỏ dại mọc quá đầu gối, một nhà lưới đã có dấu hiệu hư hỏng...

Cách nhà lưới này không xa có hàng chục cây gỗ lớn bị chết khô, nhiều cây trong số này đã gãy đổ ngang ra phía đường đi nhưng lâu ngày không được dọn dẹp.

Nhà lồng quây kín bằng lưới, bên trong được phân thành nhiều luống dài. Tuổi Trẻ Online ghi nhận không còn mã QR cắm dưới đất như thời điểm hàng chục người dân ở Hà Nội, Hải Dương được Tập đoàn Mỹ Hạnh đưa vào tham quan "dự án trồng sâm Ngọc Linh".

Thời điểm hiện tại - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Thời điểm hiện tại - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Hợp tác xã có được cấp phép trồng sâm Ngọc Linh?

Theo Chi cục Kiểm lâm Kon Tum, nội dung hoạt động chính của dự án tại Hợp tác xã Tuyết Sơn Kon Plông là trồng rau, hoa, dược liệu (hồng đẳng sâm và đương quy). Hợp tác xã này không nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý của sâm Ngọc Linh.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đặng Quang Hà - chủ tịch UBND huyện Kon Plông - cho biết đơn vị này đã cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư Kon Tum tổ chức kiểm tra hoạt động của hợp tác xã. Tại hợp tác xã, cơ quan chức năng ghi nhận chỉ trồng sâm dây, đương quy…

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Kon Tum, Hợp tác xã Tuyết Sơn Kon Plông (do bà Phạm Mỹ Hạnh đại diện theo pháp luật) có dự án nông trại hữu cơ nhưng không bao gồm sâm Ngọc Linh. Tập đoàn Mỹ Hạnh không có bất kỳ dự án đầu tư vườn sâm Ngọc Linh nào trên địa bàn huyện Kon Plông.

Thời điểm ghi nhận cho thấy hợp tác xã khóa trái cửa, không thấy có người hoạt động canh tác, chăm sóc, trồng dược liệu - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Thời điểm ghi nhận cho thấy hợp tác xã khóa trái cửa, không thấy có người hoạt động canh tác, chăm sóc, trồng dược liệu - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Như đã đưa tin, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết sau khi nhận được đơn của người dân, đơn vị này đang khẩn trương xác minh.

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên qua điện thoại, bà Phạm Mỹ Hạnh - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh - cho biết đang trong quá trình làm việc với cơ quan công an và chưa thể sắp xếp được thời gian trả lời phóng viên.

Bên trong hợp tác xã, nhiều cây gỗ lớn đã bị chết khô - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Bên trong hợp tác xã, nhiều cây gỗ lớn đã bị chết khô - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Những người từng được đến hợp tác xã tham quan "dự án trồng sâm Ngọc Linh" nói gì?

Bà Phạm Mỹ Hạnh - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh - giới thiệu dự án trồng sâm Ngọc Linh gắn mã QR - Ảnh: QUANG THẾ cắt lại

Ngày 2-9, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, chị N.T.H. (33 tuổi, quê Hải Dương) cho biết: "Thông qua người quen giới thiệu, tháng 6-2022, tôi đến trụ sở Tập đoàn Mỹ Hạnh để nghe chủ tịch tập đoàn nói về dự án trồng sâm Ngọc Linh. Thấy chị nói có dự án hay lắm nên tôi đã tin tưởng rủ người thân mua cổ phần, tổng giá trị 1,2 tỉ đồng.

Sau đó đến tháng 7-2022, tôi là một trong số hàng chục người ở Hà Nội, Hải Dương được mời vào hợp tác xã tham quan dự án trồng sâm Ngọc Linh, tuy nhiên trong vườn chưa có nhiều cây sâm Ngọc Linh. Chủ tịch tập đoàn còn nói thời gian tới sẽ dịch chuyển sâm Ngọc Linh từ huyện Nam Trà My (Quảng Nam) để về đây trồng".

"Sau chuyến đi này, tôi chỉ được nhận 4 tháng lãi suất 2,5%/tháng. Đến nay không chỉ tiền lãi mà gốc đã mua cổ phần góp vốn cũng không lấy được. Chúng tôi đã bị lừa vì hợp tác xã nơi chúng tôi vào tham quan không được cấp phép trồng sâm Ngọc Linh".

Bà B.T.H.N. (quê Hải Dương) cho hay: "Tôi không có tiền nên ban đầu chỉ tính đầu tư vài trăm triệu tiền tiết kiệm thôi, nhưng sau đó Tập đoàn Mỹ Hạnh nói giá trị đầu tư từ 1 tỉ đồng trở lên mới được vào tham quan vườn sâm Ngọc Linh ở Kon Tum. Thế là tôi kêu gọi cả người nhà, bạn bè tham gia đầu tư và giờ đang có nguy cơ mất trắng".

"Ngày nào cũng có người đòi tiền, tôi bị bệnh còn không có tiền mua thuốc. Nghĩ đến chuyện đầu tư vào Mỹ Hạnh tôi đau lắm...", bà N. nói.

Chị lao công nhặt ve chai: "Điêu đứng vì đầu tư vào Mỹ Hạnh’Chị lao công nhặt ve chai: 'Điêu đứng vì đầu tư vào Mỹ Hạnh’

12 năm đi quét rác, nhặt ve chai dành dụm được 350 triệu đồng, chị V.T.H. đã đầu tư bằng hình thức mua cổ phần của Tập đoàn Mỹ Hạnh, nhưng đến nay đang đứng trước nguy cơ mất trắng.

Xem thêm: mth.55045311120903202-rq-am-nag-hnil-cogn-mas-gnort-on-hnah-ym-naod-pat-coud-ax-cat-poh-iht-os-cum/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mục sở thị hợp tác xã được Tập đoàn Mỹ Hạnh ‘nổ’ trồng sâm Ngọc Linh gắn mã QR”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools