vĐồng tin tức tài chính 365

Cô gái mồ côi và lời hứa với cha mẹ trước biển: 'Con sẽ không gục ngã'

2023-09-02 13:36
Sớm mồ côi cha mẹ, Đỗ Thị Xuân Lộc luôn nỗ lực học tập - Ảnh: LÊ TRUNG

Sớm mồ côi cha mẹ, Đỗ Thị Xuân Lộc luôn nỗ lực học tập - Ảnh: LÊ TRUNG

Bao chông chênh đang chờ cô phía trước, nhưng Lộc vẫn muốn làm tròn lời hứa trước hương linh cha mẹ "phải cố gắng nhiều hơn"...

Chưa đầy hai năm, hai lần mang khăn tang trắng

Chiều, gió từ phía biển thổi vào làng mát rượi. Cô học trò gầy guộc thoăn thoắt bước về phía ngôi nhà cũ kỹ cạnh biển Tỉnh Thủy.

Trên tay là một nén hương, bó cúc vàng và hộp bánh, Lộc về nhà thắp cho ba mẹ nén nhang.

Ngôi nhà ấy trước đây từng tỏa hơi ấm tình thân, nhưng giờ dường như hoang lạnh, trong nhà chỉ còn chiếc bàn thờ với di ảnh của đôi vợ chồng trẻ, đó là ba mẹ Lộc.

"Mẹ mất cách đây 11 năm, dì đưa em về nuôi, ngôi nhà không ai ở" - Lộc nhìn lên bàn thờ với hai di ảnh của ba mẹ, mắt cô đỏ hoe.

mồ côi

Lộc về nhà thắp nhang cho cha mẹ - Ảnh: LÊ TRUNG

Từng có một gia đình ấm êm trong vòng tay cha mẹ như bao đứa trẻ ở làng biển này, nhưng biến cố cuộc đời liên tục ập đến với cô như những cơn sóng dữ và bão tố từ phía biển ập vào ngôi làng triền miên mỗi năm.

Năm 2010, tròn 5 tuổi, Lộc gánh chịu nỗi đau mất cha khi ba bị bạo bệnh rồi mãi mãi đi xa, bỏ lại người vợ và đứa con gái bé bỏng. Nấm mồ cha chưa xanh cỏ, hai năm sau cô bé tội nghiệp ấy lại nhận thêm nỗi đau xé lòng khi người mẹ bị tai nạn giao thông cũng bỏ ra đi mãi mãi.

"Chỉ nhớ mang máng xe chở thi thể mẹ về đặt ở nhà, tiếng người thân khóc thảm thiết. Đó là lúc em cảm nhận mình trở thành trẻ mồ côi" - Lộc nhớ lại ký ức đau buồn khi chưa đầy hai năm, hai vòng khăn tang khoác lên đầu đứa trẻ tội nghiệp.

Sẩy mẹ bú dì!

Lộc bên người dì đã nuôi nấng mình từ nhỏ đến giờ từ khi ba mẹ qua đời - Ảnh: LÊ TRUNG

Lộc bên người dì đã nuôi nấng mình từ nhỏ đến giờ từ khi ba mẹ qua đời - Ảnh: LÊ TRUNG

"Con bé mồ côi sớm quá, thương cháu, tôi đưa nó về nuôi dưỡng đến giờ, thay em gái mình làm mẹ con bé" - bà Trần Thị Ngọc Trương (43 tuổi, dì của Lộc) mở lời. Thương em gái mình mất khi quá trẻ, lại thương cháu gái sớm chịu cảnh mồ côi, nước mắt bà trào ra.

Cha mẹ con bé mất, dì đưa cháu gái về nhà nuôi dưỡng khi con bé mới 7 tuổi. Nuôi hai đứa con, lại thêm đứa cháu gái, vai lại thêm nặng gánh nhưng bà Trương luôn nhủ lòng không để cháu mình thiệt thòi, không hơn nhưng cũng bằng bạn bằng bè đồng trang lứa.

Đồng lương ít ỏi mỗi tháng chừng 5 triệu đồng từ công việc nhân viên cửa hàng xăng dầu, cộng thêm nghề thợ điện của chồng, họ cứ thế gồng gánh nuôi 3 đứa nhỏ ăn học từ đó đến giờ.

Lộc bộc bạch, nếu không có dì, chẳng biết cuộc đời mình trôi về đâu. Đáp lại tình thương ấy, cô cháu gái luôn tự nhủ lòng sẽ nỗ lực học tập, không phụ công nuôi dưỡng. Ngoài việc học, em luôn phụ những công việc nhà khi dì dượng bận rộn với công việc mưu sinh.

Giờ đây đứa con gái, cháu mình sắp bước vào giảng đường đại học, bà Trương vui, nhưng lòng nặng trĩu khi cùng một lúc lo cho cả hai ăn học trong những tháng ngày sinh viên. "Kệ chứ biết sao giờ, mấy đứa học tốt thì phải cố làm nuôi chúng nó. Trước mắt tôi sẽ vay ngân hàng chính sách để có tiền lo cho các con, rồi từ từ làm lụng trả sau" - bà nhủ.

Mạnh mẽ như cây dương liễu trước biển

Thiếu tình thân cha mẹ, nhưng Lộc vẫn mạnh mẽ như cây dương liễu trước mưa dông, bão tố.

Những lúc thấy buồn, nhớ ba mẹ, em ra biển. Nhìn về phía muôn trùng đại dương xanh thẳm, cảm nhận được ba mẹ đang mỉm cười như tiếp thêm động lực cho em trong cuộc đời này.
Đỗ Thị Xuân Lộc

12 năm học Lộc luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi như là minh chứng cho lời hứa trước ba mẹ. Nhà trường dành cho cô bé những ưu ái đặc biệt như miễn học phí, trao học bổng để em vững bước trong học tập. Lộc cũng nhận được học bổng của Quỹ Thiện Tâm mỗi năm nhờ thành tích vượt khó học giỏi.

Lộc kể, em học giỏi nhất là những môn tự nhiên, ước mơ trở thành sinh viên khối ngành kinh tế, nhất là kế toán. Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Lộc đạt số điểm khối A00 là 25,05 (môn toán 8,8, vật lý 8,5 và hóa 8).

Và cô tự tin nộp xét tuyển với nhiều nguyện vọng vào các ngành thương mại điện tử, kế toán, thiết kế đô thị của Trường đại học Kinh tế TP.HCM, ngành kế toán của Trường đại học Tôn Đức Thắng.

Ngoài ra, Lộc cũng đã trúng tuyển một nguyện vọng vào ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng của Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM bằng phương thức xét học bạ với số điểm khối A00 là 26,8.

mồ côi

Ông Nguyễn Kim Bảo, một người mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho học trò miền biển, tặng Lộc những vật dụng cần thiết trước khi em nhập học - Ảnh: LÊ TRUNG

Để nuôi ước mơ giảng đường, khi ra thành phố lớn Lộc nói mình sẽ kiếm công việc làm thêm phù hợp kiếm tiền trang trải, đỡ phần nào cho dì. "Em sẽ mạnh mẽ dù con đường phía trước chông gai, con gái sẽ không gục ngã, luôn mỉm cười ba mẹ nhé" - Lộc nói vọng về phía biển như một lời nhắn nhủ.

Thi xong, hái cà phê thuê rồi ốm một trận tơi bời

Vào tháng 7, sau khi thi tốt nghiệp xong, mong muốn kiếm tiền để đỡ dì phần nào cho việc nhập học, Lộc cùng nhóm bạn vào tỉnh Đắk Lắk làm công việc hái cà phê thuê cho người dân kiếm tiền. Làm được chừng một tuần, do không quen với thời tiết, khí hậu Tây Nguyên, Lộc bị ốm nặng.

"Tôi không muốn cho đi, nhưng thấy nó cương quyết, vào đó có nhà người thân ở lại nên tôi cũng xuôi theo. Nhưng con bé ốm, tui xót quá, kêu về quê, có gì thì dì lo, khỏi đi làm" - bà Trương kể. Lộc khoe chuyến làm thuê đó dù bị ốm nhưng em tích lũy thêm nhiều điều về cuộc sống, lại có chừng 600.000 đồng tiền công, em để dành cho những tháng ngày nhập học sắp tới.

Ông Nguyễn Kim Bảo, một người dân ở TP Tam Kỳ hay mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho học trò làng biển, người đã giới thiệu về trường hợp Lộc cho Tuổi Trẻ, kể rằng trước đây Lộc từng học lớp miễn phí của ông, thấy hoàn cảnh của em mồ côi cả cha lẫn mẹ nhưng luôn nỗ lực, ông thương lắm.

Lúc đến nhà Lộc, như mọi lần ông đem đến một bao gồm những đồ dùng sinh hoạt như kem đánh răng, dầu gội, sữa tắm… để tặng Lộc trước khi nhập học.

"Tôi cũng mong sao học bổng Tiếp sức đến trường, nhà hảo tâm hỗ trợ con bé để nó có thêm động lực ăn học. Về phần mình tôi cố gắng kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người cho Lộc để em có thêm chi phí trang trải cuộc sống sinh viên trước mắt" - ông Bảo nói.

Bạn đọc ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ: 113000006100 Ngân hàng Công thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể Tỉnh/Thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ: Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM; Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM với Swift code BFTVVNVX007.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể Tỉnh/Thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm... cho tân sinh viên.

Các bạn đăng ký học bổng Tiếp sức đến trường 2023 TẠI ĐÂY

Các bạn đăng ký học bổng Tiếp sức đến trường 2023 TẠI ĐÂY

Từ mớ rau ‘hai ngàn’ của mẹ, Hải Nguyên vào đại học, hứa thành người tử tếTừ mớ rau ‘hai ngàn’ của mẹ, Hải Nguyên vào đại học, hứa thành người tử tế

Cánh cửa Trường đại học Ngoại thương (Hà Nội) vừa mở ra với Lê Thị Hải Nguyên như một món quà, cũng là phép thử cho những ngày sắp tới: Làm sao đủ sức đi tiếp.

Xem thêm: mth.27481920120903202-agn-cug-gnohk-es-noc-neib-court-em-ahc-iov-auh-iol-av-ioc-om-iag-oc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cô gái mồ côi và lời hứa với cha mẹ trước biển: 'Con sẽ không gục ngã'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools