vĐồng tin tức tài chính 365

'Cao tốc' 500 kV quá tải

2023-09-08 12:58

Thế nhưng, đến nay vẫn không có một cuộc đua đầu tư "thần tốc" nào diễn ra, dù năm 2022, Luật Điện lực sửa đổi mở đường cho khảnăng tư nhân đầu tư vào lưới truyền tải điện.

Văn bản này được kỳ vọng sẽ là cơ sở pháp lý xóa "độc quyền tự nhiên" của EVN trong lĩnh vực này. Hiện mới có một dự án đườngdây, trạm biến áp 500 kV do tư nhân đầu tư phục vụ truyền tải điện từ nhà máy của họ tới điểm đấu nối lên lưới điện quốc gia.

Quy hoạch điện VIII đặt ra yêu cầu lớn trong phát triển lưới để đồng bộ với nguồn điện, chuyên gia năng lượng độc lập Đào Nhật Đình góp ý, giống như nhiều doanh nghiệp vốn nhà nước khác, công ty truyền tải điện quốc gia vẫn cần cải tiến nhiều hơn. Ngoài ra, Nhà nước chỉ nên giữ các tuyến huyết mạch chính, mở cho tư nhân đầu tư lưới trung thế (điện áp dưới 35 kV), một số tuyến đường dây 220 kV, sẽ tạo ra cạnh tranh và buộc các bên phải nâng cao quản trị, điều hành.

Nhưng muốn thu hút tư nhân đầu tư vào truyền tải, theo hầu hết chuyên gia, cơ chế và giá truyền tải là điều kiện cần đầu tiên. Các cơ chế chuyển giao hệ thống truyền tải tư nhân đầu tư cho Nhà nước quản lý, vận hành cũng cần được cơ quan quản lý xây dựng, rõ ràng.

Trong đó, "giá" đang được xem là rào cản lớn. Giá truyền tải hiện được tính trên mỗi kWh vận chuyển,không quan tâm khoảng cách xa hay gần. Giá này do Nhà nước quy định và việc điều chỉnh phụ thuộc giá bán lẻ cuối cùng, tức giá bán lẻ tăng thìmới trở lại tính giá truyền tải.

Trong khi đó, theo ông Đào Nhật Đình, tại nhiều quốc gia có cách vận hành lưới điện tương tự Việt Nam, giá truyền tải được tách bạchthành 3 phần là truyền tải, nhu cầu và công suất. Ông ví dụ tại Quảng Tây và Hồ Nam (Trung Quốc), lưới điện do Nhà nước nắm giữ và doanh nghiệptư nhân muốn đặt trạm biến áp 500 kV thì mỗi tháng phải trả số tiền cố định (giá công suất, giá nhu cầu) cộng thêm giá truyền tải. Mỗi kWh điệntruyền tải tại khu vực này hơn 400 đồng (gồm 200 đồng giá công suất, giá nhu cầu và 200 đồng giá truyền tải), gấp 5 lần giá truyền tải ở ViệtNam.

"Giá truyền tải ở ngưỡng 80 đồng một kWh như hiện nay là quá thấp, khó khăn cho cả đơn vị dùng vốn Nhà nước lẫn tư nhân đầu tư vào lĩnh vựcnày", ông Đình nói.

Ngay cả với kịch bản giá truyền tải tăng lên mức cao nhất là 145,37 đồng mỗi kWh trong giai đoạn 2021-2030 theo tính toán của Tổ chức Sángkiến về chuyển dịch năng lượng Việt Nam (VIET SE), các phương án huy động vốn đều không khả thi, dù là vốn nhà nước hay tư nhân.

Ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh - đánh giá tư nhân đầu tư vào truyền tải không hề dễ. Nếu rótvốn cùng nhà máy điện để giải toả công suất, nhà đầu tư có thể thu hồi được chi phí đầu tư truyền tải qua hợp đồng bán điện cho EVN. Ngược lại,nếu chỉ làm đường dây thì giá truyền tải quá thấp nên không hiệu quả và ai là bên trả tiền cho nhà đầu tư cũng chưa rõ.

"Cái khó của các nhà đầu tư khi rót vốn vào truyền tải là chưa thấy cơ chế giá và thu phí truyền tải ra sao. Chưa có quy định và chưa thấyhiệu quả khi bỏ vốn, nhà đầu tư chắc chắn sẽ không làm", ông Sơn nói.

Theo khuyến nghị của Viện Năng lượng, để truyền tải điện trở thành miếng bánh đầu tư hấp dẫn, điều quan trọng là giá điện - trong đó có giátruyền tải - phải tính đúng, đủ chi phí và có lợi nhuận hợp lý cho nhà đầu tư.

Xem thêm: lmth.5950564-iat-auq-vk-005-cot-oac/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Cao tốc' 500 kV quá tải”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools