vĐồng tin tức tài chính 365

Tua công tơ mét ô tô: Cấm mới xử được!

2023-09-08 13:37
Nhân viên Trung tâm đăng kiểm 50-05V (quận Tân Bình, TP.HCM) kiểm tra thông số an toàn kỹ thuật của xe vào đăng kiểm - Ảnh: T.T.D.

Nhân viên Trung tâm đăng kiểm 50-05V (quận Tân Bình, TP.HCM) kiểm tra thông số an toàn kỹ thuật của xe vào đăng kiểm - Ảnh: T.T.D.

Cụ thể, ông Nguyễn Văn Phương - trưởng Phòng kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam - cho biết về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có một hành vi bị nghiêm cấm như sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; tự ý thay đổi chỉ số trên đồng hồ báo quãng đường (công tơ mét) đã chạy của ô tô; tự ý can thiệp, thay đổi phần mềm điều khiển của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, động cơ đã được đăng ký với cơ quan quản lý nhằm mục đích gian lận kết quả kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định.

Duy trì chất lượng, chống gian lận

Theo Bộ Công an, việc bổ sung các quy định trên vào hành vi bị nghiêm cấm của dự luật nhằm bảo đảm tính bao quát, sát thực tiễn. Đồng thời cũng nhằm xây dựng chế tài xử phạt, ngăn chặn các hành vi vi phạm, giúp đảm bảo an toàn kỹ thuật cho xe.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Phương cho biết đối với việc đề xuất quy định cấm tua công tơ mét sẽ đảm bảo việc duy trì chất lượng kỹ thuật của xe, chống gian lận trong buôn bán xe.

Còn kỹ sư ô tô Cao Xuân Minh - cố vấn dịch vụ của một đại lý ô tô - cho rằng việc đề xuất nghiêm cấm tua công tơ mét là cần thiết để ngăn ngừa gian lận, lừa đảo khi bán xe đã qua sử dụng, làm tăng nguy cơ mất an toàn trong quá trình sử dụng.

Đồng thời ngăn ngừa được trường hợp tua công tơ mét xe mới từ nước ngoài rồi nhập khẩu vào Việt Nam theo diện xe cũ để được giảm thuế.

Quan trọng hơn theo ông Minh, việc cấm tua công tơ mét nhằm đảm bảo chất lượng kỹ thuật của xe cũng như sự an toàn trong quá trình sử dụng.

Chẳng hạn, xe chạy được 200.000km sẽ có tình trạng kỹ thuật kém hơn xe chạy 20.000km, trong khi người mua nhầm sẽ nghĩ xe vẫn còn tình trạng rất tốt rồi không có bảo dưỡng phù hợp.

"Một chiếc xe có quá trình sử dụng lâu dài, tình trạng kỹ thuật sẽ xuống tổng thể. Vì thế, việc mua một xe cũ mà công tơ mét vẫn thể hiện xe mới nguy hiểm hơn cả can thiệp phần mềm để gian lận khí thải", ông Minh phân tích.

Ông Nguyễn Văn Tân, một người chuyên kinh doanh xe cũ ở Nam Từ Liêm (Hà Nội), cho hay đã gặp không ít xe bị tua công tơ mét do người bán thực hiện.

Do đó, một trong những việc ông hay khuyên bạn bè, khách hàng là cần mang xe đến hãng hoặc sử dụng thiết bị để kiểm tra đồng hồ.

Ông Tân nói việc tua công tơ mét không chỉ khiến người dùng mua phải chiếc xe không đúng hiện trạng, mà còn liên quan tới tính toán chu kỳ bảo hành, bảo dưỡng theo các mức độ khác nhau. Do đó, ông bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi này.

Người dân đưa xe đi bảo dưỡng kiểm tra tại TP.HCM trước khi đi đăng kiểm  - Ảnh: TỰ TRUNG

Người dân đưa xe đi bảo dưỡng kiểm tra tại TP.HCM trước khi đi đăng kiểm - Ảnh: TỰ TRUNG

Có cơ sở để đưa vào luật

Đại biểu Phạm Văn Hòa, ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cũng chia sẻ hiện nay trong các quy định của pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc cấm tua công tơ mét ô tô.

Trong khi đây là những hành vi diễn ra phổ biến trong thực tế để nâng giá trị xe, đánh lừa người mua xe. Ngoài ra, không chỉ có việc lùi công tơ mét vì mục đích đã nêu, còn có việc "tua tới" nhiều hơn số đi thực tế để lái xe ăn gian cước vận chuyển hay rút ruột tiền thanh toán chi phí xăng dầu.

Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc vận hành, thay thế các chi tiết định kỳ, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của khách hàng vì các vấn đề lỗi cơ học nhiều khả năng bị bỏ qua khi thông tin bảo dưỡng bị sai lệch.

"Do đó, việc bổ sung các quy định này vào hành vi bị nghiêm cấm là cơ sở để xây dựng chế tài xử phạt, ngăn chặn tình trạng này xảy ra, giúp đảm bảo an toàn kỹ thuật cho xe khi lưu thông", ông Hòa nêu.

Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư Hà Nội) cho hay việc đưa vào dự thảo luật hành vi cấm tua công tơ mét là hoàn toàn hợp lý. Bởi công tơ mét liên quan đến bảo dưỡng, bảo trì và tổng thể là sự an toàn.

Theo ông Cường, quy định trong luật này nếu được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thì Chính phủ cần ban hành các nghị định, văn bản để hướng dẫn thực thi cũng như quy định cụ thể việc xử lý, xử phạt đối với hành vi vi phạm này.

Về việc có nên đưa hành vi tua công tơ mét vào xử lý hình sự không? Luật sư Cường nhấn mạnh với các hành vi gian dối, chiếm đoạt tài sản, lừa đảo hay là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông mới có thể xử lý hình sự.

Trong khi đó, việc chứng minh tua công tơ mét là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông sẽ rất khó hay không tất yếu việc tua lại là nguyên nhân gây ra tai nạn.

"Nếu tháo phanh, đi quá tốc độ, uống rượu bia… mới là những hành vi gây ra tai nạn trực tiếp, còn tua lại công tơ mét không phải là hành vi trực tiếp. Tuy nhiên, việc đưa vào hành vi nghiêm cấm sẽ là cơ sở để có biện pháp xử lý, xử phạt về sau", luật sư Cường nói thêm.

Thợ sửa xe tại một ga ra xe (huyện Nhà Bè, TP.HCM) tháo bánh xe ô tô độ chế thay bánh khác để đăng kiểm - Ảnh: TỰ TRUNG

Thợ sửa xe tại một ga ra xe (huyện Nhà Bè, TP.HCM) tháo bánh xe ô tô độ chế thay bánh khác để đăng kiểm - Ảnh: TỰ TRUNG

Nhưng việc kiểm soát tua công tơ mét không đơn giản

Tuy đồng ý với việc phải đưa thành luật nhưng ông Nguyễn Văn Phương cho biết thực tế việc kiểm soát tua công tơ mét hiện nay đang gặp khó khăn. Cụ thể, với những xe hiện đại có thiết kế hộp đen lưu số km đã đi có thể cắm thiết bị vào hộp đen của xe sẽ biết chính xác số km đã đi. Song việc này cần có thiết bị chuyên dùng và chuyên môn sâu để kiểm tra hộp đen của xe. Với những xe không có tính năng này có gắn thiết bị giám sát hành trình có thể đối chiếu với số km giữa thiết bị này với đồng hồ của xe.

Tuy nhiên, với nhiều dòng xe không có tính năng lưu km đã đi trong hộp đen sẽ rất khó kiểm tra việc có tua công tơ mét hay không, nhất là xe dùng công tơ mét cơ học.

Ông Cao Xuân Minh cũng cho hay với một số dòng xe đời mới có lưu dữ liệu km lăn bánh trong hộp đen nên có thể dùng thiết bị kiểm tra km đã đi một cách chính xác. Nhưng với xe không có tính năng này, việc xác định rất khó khăn.

Nếu luật ban hành có nghiêm cấm hành vi này thì câu chuyện giải pháp kiểm soát thế nào để thực thi được luật rất quan trọng. Đăng kiểm, cảnh sát giao thông cần trang bị thiết bị, biện pháp để kiểm tra được.

Ông Minh cũng nhận định các nhà sản xuất xe đang có xu hướng trang bị cho chiếc xe nhiều tính năng hiện đại hơn, trong đó có tính năng lưu số km đã đi nhưng để có giải pháp kiểm soát triệt để trong tương lai thì khi luật ban hành, nghị định hướng dẫn luật cần quy định xe được chứng nhận xuất xưởng phải có tính năng lưu số km đã đi. Như vậy, các nhà sản xuất xe sẽ bổ sung tính năng này.

TS Khương Kim Tạo, nguyên phó chánh văn phòng Ủy ban ATGT quốc gia, cũng cho rằng việc đề xuất cấm hành vi tua công tơ mét là phù hợp nhưng quan trọng hơn các cơ quan chức năng phải tính toán đến giải pháp để theo dõi, phát hiện hành vi này.

Ông Tạo cũng cho rằng các quy định cần hướng đến việc yêu cầu rất chặt chẽ đối với chủ sở hữu xe phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng của xe đúng theo tiêu chuẩn, an toàn hoạt động. Đồng thời, ngăn chặn những trường hợp chủ xe thuê, mượn trang thiết bị, phụ tùng lắp tạm thời vào xe của mình để đăng kiểm, sau đó tháo ra.

Tua công tơ mét ở các nước bị chế tài thế nào?

Ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Pháp, Anh, Úc…, hành vi tua công tơ mét có thể bị phạt hành chính hoặc phạt tù. Riêng tại Mỹ, đạo luật liên bang số 49 (được thông qua năm 1972) yêu cầu người bán phải tiết lộ số km thực tế đã đi khi chuyển giao quyền sở hữu xe.

Nếu không biết số km thực tế, người bán cũng cần cho người mua biết rõ. Luật nghiêm cấm hành vi quảng cáo, rao bán, lắp đặt hay sử dụng các thiết bị để thay đổi công tơ mét.

Cá nhân vi phạm đối diện với mức phạt tiền tối đa 250.000 USD hoặc gấp đôi số tiền lãi ròng hoặc lỗ ròng có được từ hành vi tội phạm tùy mức nào nhiều hơn. Mức phạt tù cho hành vi này cao nhất là 3 năm.

Pháp nhân vi phạm bị phạt tiền tối đa 500.000 USD. Giám đốc hoặc nhân viên của công ty nếu cố ý vi phạm cũng sẽ bị áp dụng hình phạt như với cá nhân.

Cấm can thiệp vào phần mềm cũng là việc tốt

Ông Cao Xuân Minh cho biết thời gian qua nhiều hãng xe bị khách hàng khiếu kiện, tố cáo về gian lận khí thải.

Do vậy, đề xuất quy định cấm can thiệp phần mềm điều khiển xe là cần thiết. Việc này nhằm ngăn ngừa nhà sản xuất, người sử dụng xe có hành vi gian lận khí thải, nhất là trong tương lai sẽ áp dụng kiểm định khí thải xe đang lưu hành.

Theo Bộ Công an, việc bổ sung các quy định vào hành vi bị nghiêm cấm của dự luật nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm, giúp đảm bảo an toàn kỹ thuật cho xe. Trong ảnh: xe chờ đăng kiểm tại TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Theo Bộ Công an, việc bổ sung các quy định vào hành vi bị nghiêm cấm của dự luật nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm, giúp đảm bảo an toàn kỹ thuật cho xe. Trong ảnh: xe chờ đăng kiểm tại TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Đồng tình vì nhiều lý do

Ghi nhận của Tuổi Trẻ tại TP.HCM cũng cho thấy nhiều người dân, chuyên gia ủng hộ đề xuất cấm tua công tơ mét và cấm thay đổi phụ tùng xe tạm thời để đối phó với đăng kiểm.

Nếu không cấm, hành vi này ảnh hưởng lớn tới quyền lợi người mua xe, đến an toàn trong khi đến nay chưa có quy định, chế tài cụ thể.

Mất tiền oan

Theo anh Bùi Công Tuấn (40 tuổi, chủ showroom chuyên bán ô tô cũ ở TP Thủ Đức), tình trạng gian lận số km đã chạy bằng cách tua ngược công tơ mét quá quen thuộc với giới mua bán xe cũ. "Vấn đề này cần sớm được kiểm soát để đảm bảo quyền lợi cho người mua xe", anh Tuấn nói.

Chủ showroom này cũng chia sẻ dù số km không phản ánh hoàn toàn chất lượng một chiếc xe nhưng những chiếc xe chạy ít đồng nghĩa rủi ro cũng ít hơn. Chưa kể những chi tiết, bộ phận hao mòn trên xe phụ thuộc lớn vào quãng đường đã đi. "Khách hàng thông thường có ít kinh nghiệm khi chọn mua xe cũ.

Để hạn chế rủi ro chọn nhầm xe bị tua công tơ mét, người dùng có thể kiểm tra xe thông qua đại lý chính hãng để biết lịch sử bảo dưỡng xe, nhờ thợ có kinh nghiệm đánh giá" - anh Tuấn khuyến cáo.

Tương tự, ông Nguyễn Quang Nhì (quận Bình Thạnh) đồng tình việc cấm tua công tơ mét, thậm chí sớm đưa vào luật làm căn cứ xử phạt nghiêm. Năm 2021, ông Nhì mua một xe Honda City cũ từ một cửa hàng bán ô tô ở TP Thủ Đức với cam kết xe mới chạy có 15.000km nên có giá cao hơn mặt bằng chung.

Dù vậy, khi mua về được một thời gian thì thấy xe "rã" nhanh nhiều chi tiết nên đem đến đại lý chính hãng kiểm tra phát hiện công tơ mét đã bị tua lại, nhiều bộ phận khác trên xe cũng được "bùa" lại mới mẻ nên xuống cấp nhanh.

Sau khi phát hiện, ông Nhì liên lạc lại cửa hàng kia nhưng không được giải quyết. "Như vậy, người dân như tôi rất dễ bị lừa gạt, không ai bảo vệ quyền lợi. Trong khi trước nay không có luật định rõ ràng, đơn vị nào kiểm tra, xử phạt ra sao?", ông Nhì đặt vấn đề.

Cần chế tài nghiêm khắc

Về chuyện độ chế xe, đưa xe về "zin" tạm thời để đối phó đăng kiểm, theo nhiều nhận định là nhức nhối thời gian gần đây. Khi siết đăng kiểm, không ít dân chơi xe "độ" lập tức thuê lại phụ tùng cho xe tạm thời đạt đăng kiểm.

Ông H. (chủ ga ra chuyên "độ" ô tô ở quận 5) cho biết vừa nghe thông tin Bộ Công an đề xuất cấm "thay đổi phụ tùng để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đi đăng kiểm" thì nhớ lại một trong những nguyên nhân gây ùn tắc các trạm đăng kiểm khoảng nửa năm trước là chuyện xe "độ" không qua khỏi đăng kiểm khi hoạt động này được thực hiện nghiêm hơn.

Anh Trần Quang Tịnh (chủ một đại lý ô tô ở TP.HCM) cho rằng dù là tua công tơ mét hay "độ" xe, thay đổi phụ tùng tạm thời để đi đăng kiểm… thì đều là những hành vi gian lận, tiềm ẩn nguy hiểm và còn có những tác động không tốt đến thị trường mua bán xe. Do đó, cần sớm đưa vào luật quản lý thật nghiêm túc, lực lượng chức năng giám sát và kiểm tra thường xuyên.

Ông Nguyễn Xuân Hải - giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 50-04V (TP Thủ Đức) - nhận định cấm hai hành vi trên là hoàn toàn phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho dân, an toàn giao thông.

Ông Hải phân tích chuyện tua lại công tơ mét sẽ gây sai số km đã chạy của xe khiến người dân không bảo dưỡng xe định kỳ đúng thời điểm, lừa dối khách hàng. Còn hành vi "độ" xe sai thông số quy chuẩn thì rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, xảy ra sự cố khi lưu thông trên đường…

Xử lý hơn 22.000 trường hợp vi phạm trong 15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tảiXử lý hơn 22.000 trường hợp vi phạm trong 15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải

Trong 15 ngày thực hiện tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải hành khách và xe container, tai nạn giao thông liên quan đến loại phương tiện này giảm cả ba tiêu chí.

Xem thêm: mth.53364338080903202-coud-ux-iom-mac-ot-o-tem-ot-gnoc-aut/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tua công tơ mét ô tô: Cấm mới xử được!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools