Theo đó, tính đến hết quý II/2023 (đến hết ngày 30/6/2023), số dư Quỹ BOG còn 7.424,7 tỷ đồng. Số dư này đã tăng gần 1,8 lần so với số dư vào cuối năm ngoái (4.600 tỷ đồng) và là mức cao nhất từ quý I/2021. Vì vậy, nhà điều hành đã dừng trích lập vào quỹ này với các mặt hàng xăng, dầu từ đầu tháng 7 đến nay.
Cụ thể, số dư Quỹ BOG đến hết ngày 31/3 còn hơn 5.640 tỷ đồng; tổng số trích Quỹ BOG trong quý II năm 2023 (từ ngày 1/4/2023 đến hết ngày 30/6/2023) là 1.779,2 tỷ đồng.
Tổng số sử dụng Quỹ BOG trong quý II năm 2023 là 5,91 tỷ đồng; lãi phát sinh trên số dư Quỹ BOG dương trong quý II năm 2023 là 3,23 tỷ đồng; lãi vay phát sinh trên số dư Quỹ BOG âm trong quý II năm 2023 là 2,09 tỷ đồng.
Việc trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu được thực hiện đồng thời với kỳ điều hành giá cơ sở. Đây là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước.
Nguồn hình thành quỹ bình ổn này được trích lập thông qua giá mua, do người tiêu dùng chi trả (tối đa 300 đồng một lít) nhưng được quản lý tại doanh nghiệp và việc sử dụng quỹ do nhà điều hành (liên bộ Công Thương) quyết định.
Bộ Tài chính cho biết công khai tình hình trích lập, sử dụng và lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu quý II/2023 nhằm tiếp tục thực hiện nguyên tắc công khai minh bạch trong điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
VTV.vn - Theo Bộ Tài chính, thời gian qua, Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã phát huy tác dụng tích cực và hiệu quả trong việc tạo nên một “bước đệm” nhằm góp phần bình ổn giá.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.37710710231903202-gnod-yt-0047-noh-noc-uad-gnax-aig-no-hnib-yuq-ii-yuq-teh/et-hnik/nv.vtv