vĐồng tin tức tài chính 365

Làm gì để thoát hiểm khi không may hỏa hoạn?

2023-09-14 18:29
Một nạn nhân vụ cháy chung cư mini đang được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) - Ảnh: DƯƠNG LIỄU

Một nạn nhân vụ cháy chung cư mini đang được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) - Ảnh: DƯƠNG LIỄU

Tính đến nay, vụ cháy chung cư mini trên phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã khiến 56 người chết, hàng chục người bị thương. 

Nhiều người khác may mắn thoát chết nhờ trang bị sẵn các vật dụng thoát hiểm như thang dây, búa, hoặc bình tĩnh áp dụng các kỹ năng thoát nạn như chui vô tủ quần áo rồi gọi và chờ cứu hộ; lấy chăn, rèm cửa ngâm nước để bịt các khe cửa...

Tử vong chủ yếu do ngạt khí CO

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 14-9, bác sĩ Nguyễn Thiên Trung - khoa cấp cứu Bệnh viện quận Gò Vấp (TP.HCM) - cho rằng bên cạnh bỏng do tiếp xúc với lửa, thương vong do hỏa hoạn tại các khu chung cư, nhà cao tầng... chủ yếu là do ngạt khí CO, khi nơi đây có nhiều xe máy, vật dụng trong gia đình như nệm, đồ nhựa...

"Những thứ này khi cháy sẽ thải ra một lượng rất lớn khí CO, trong khi khí oxy lại cạn kiệt dần. Khi chúng ta hít phải khí CO sẽ ngạt, ngộ độc và đây chính là nguyên nhân tử vong", bác sĩ Trung nói.

Bên cạnh đó, theo bác sĩ Trung, việc hàng trăm người sinh sống trong một tòa nhà cao nhiều tầng nhưng diện tích chật hẹp, không có cầu thang thoát hiểm, ít cửa sổ thông thoáng, trước căn nhà quây kín bởi lồng sắt "chuồng cọp"... cũng sẽ làm giảm cơ hội thoát nạn, đội cứu hộ khó tiếp cận hơn khi hỏa hoạn xảy ra.

Tương tự, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp Việt - Nga, cho rằng đa số các chung cư mini không có lối thoát hiểm, ban công được rào chắn, vì vậy khi có cháy rất khó thoát nạn. Khi bị kẹt lại, các nạn nhân khó tránh khỏi tử vong do ngạt khí, khói độc.

Nhờ trang bị thang dây, các thành viên trong một căn hộ đã thoát khỏi đám cháy tại chung cư mini cao 9 tầng, ở ngõ 29 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội - Ảnh: HỒNG QUANG

Nhờ trang bị thang dây, các thành viên trong một căn hộ đã thoát khỏi đám cháy tại chung cư mini cao 9 tầng, ở ngõ 29 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội - Ảnh: HỒNG QUANG

Trang bị mặt nạ chống độc, thang dây... thoát hiểm

Theo bác sĩ Nguyễn Thiên Trung, mỗi hộ gia đình nên trang bị mặt nạ chống độc, búa thoát hiểm. Với những người sống tại các khu chung cư cao tầng nên chuẩn bị thêm thang cuốn, thang dây...

Ngoài ra khi có cháy, việc giữ bình tĩnh là điều quan trọng, có thể giúp tăng cơ hội sống sót, nhưng điều này không phải ai cũng làm được.

Bác sĩ Trung hướng dẫn trong tình huống xảy ra hỏa hoạn, điều đầu tiên cần làm là thấm ướt khăn, mền rồi che kín mặt, mũi, sau đó hạ thấp người để hạn chế hít phải khí độc CO khi tìm nơi thoát nạn.

Nếu ở trong phòng rộng, kín và cánh cửa không phải vật liệu dễ cháy (như gỗ) thì có thể đóng chặt cửa rồi dùng quần, áo, khăn... thấm nước che kín các khe hở để khí CO không luồng vào phòng. Với cách này, chúng ta có thể duy trì sự sống trong vòng 30 - 60 phút trong thời gian chờ đội cứu hộ đến.

Riêng các chung cư hiện nay có khung sắt cố định, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng cho rằng cần loại bỏ chúng. Thay vào đó, người dân có thể sử dụng lưới an toàn, khung sắt có thể mở khi xảy ra sự cố.

Ngay khi phát hiện cháy nổ, cần thoát khỏi tòa nhà, có thể dùng búa, rìu, để loại bỏ khung sắt. Người dân nên tận dụng thời gian nhanh nhất để thoát nạn, chứ không nên ở lại để tìm nguyên nhân đám cháy từ đâu ra.

Bác sĩ Huy Hoàng cũng khuyến cáo cần tránh xa những không gian chật hẹp, kín; dùng khăn tẩm nước ẩm để bịt mũi, miệng khi có hỏa hoạn xảy ra. Nếu xác định vượt qua lửa thì cần trùm chăn hoặc vải ướt lên người, tránh lửa bén vào quần áo gây bỏng. Tốt nhất mỗi gia đình nên trang bị mặt nạ chống độc để có thể duy trì kéo dài hô hấp, đợi nhân viên cứu hộ tới.

"Điều quan trọng nhất là khi có đám cháy cần thật bình tĩnh, không hoảng loạn. Như vụ cháy vừa qua, nhiều gia đình đã thoát khỏi nhờ trang bị thang dây hay nhúng nước vào chăn chặn các lối cửa ngăn khói bay vào và chờ lực lượng cứu hộ tới. Việc giữ bình tĩnh trong trường hợp này là vô cùng cần thiết", bác sĩ Hoàng khuyến cáo.

Mỗi người phải chủ động tìm hiểu kỹ năng thoát nạn

Đại diện Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an quận 5 cho rằng: “Không có nhà nào an toàn tuyệt đối 100%". Vì vậy, để đảm bảo an toàn PCCC, phải thực hiện một số nguyên tắc sau:

Tắt các thiết bị điện không cần thiết khi ra khỏi nhà, trước khi đi ngủ.

Ngắt áptomat, cầu dao nếu đi vắng nhiều ngày.

Đồ điện, dây điện cũ, hỏng nên thay mới.

Hàng hóa, vật dụng nào không cần thiết nên thanh lý bớt.

Quan trọng nhất, mỗi người ở chung cư cần chủ động học tập và tìm hiểu kỹ các kỹ năng thoát nạn, PCCC, đồng thời mua cho gia đình mỗi người một chiếc mặt nạ chống khói và một thang dây, có lúc sẽ rất cần đến.

Trường hợp xảy ra cháy, nếu bên ngoài lửa to không thoát được cũng có thể đóng cửa, lấy băng dính dán các khe cửa lại để khói không lọt vào được; dùng đèn pin làm tín hiệu chờ lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp.

MINH HÒA

Có 29 học sinh sống trong chung cư mini bị cháy, một số em tử vongCó 29 học sinh sống trong chung cư mini bị cháy, một số em tử vong

Có 30 giáo viên và học sinh ở Hà Nội sống trong chung cư mini bị cháy. Sáng 14-9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã kêu gọi quyên góp gần 180 triệu đồng hỗ trợ.

Xem thêm: mth.23584042141903202-naoh-aoh-yam-gnohk-ihk-meih-taoht-ed-ig-mal/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Làm gì để thoát hiểm khi không may hỏa hoạn?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools