vĐồng tin tức tài chính 365

Thủ tướng chủ trì Hội nghị làm việc với doanh nghiệp Nhà nước trên phạm vi toàn quốc

2023-09-24 04:13

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN được Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm và được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành trong thực hiện phát triển kinh tế, xã hội. Chúng ta xác định DNNN giữ vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế Nhà nước, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Để DNNN thực sự trở thành "lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước" dẫn dắt các thành phần kinh tế khác, Thủ tướng đề nghị tập trung đánh giá tình hình, những thành tựu, đóng góp của DNNN, những tồn tại, hạn chế, phân tích nguyên nhân chủ quan và khách quan, làm rõ những khó khăn, vướng mắc, những điểm nghẽn trong cơ chế, chính sách đối với khu vực doanh nghiệp này, những tồn tại hạn chế trong chính doanh nghiệp, những khó khăn nào xuất phát từ thể chế chính sách, những khó khăn nào xuất phát từ khâu triển khai thực hiện để, đề xuất rõ cấp nào, bộ nào cần xử lý các vướng mắc đó, từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tại các DNNN.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước có gần 680 DNNN (trong đó, có 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, chiếm gần 6% số doanh nghiệp cả nước và 198 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, chiếm gần 2,4%) nhưng nắm một lượng tài sản rất lớn hơn 3,8 triệu tỷ đồng (trong đó, vốn Nhà nước đầu tư gần 1,7 triệu tỷ đồng; riêng 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ với tổng vốn trên 1,55 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 7% tổng tài sản và 10% vốn chủ sở hữu, chiếm khoảng 25,78% tổng vốn sản xuất, kinh doanh và 23,4% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của toàn bộ doanh nghiệp cả nước).

image

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại Hội nghị

Tại Hội nghị, giải đáp ý kiến của đại diện các DNNN có liên quan đến ngành Ngân hàng, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong thời gian qua, do tác động của dịch bệnh Covid-19 cũng như tất cả các khó khăn của người dân và doanh nghiệp trong cả nước, trong đó có DNNN đều gặp những khó khăn trong vấn đề giải quyết dòng tiền, tín dụng. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã phối hợp với các bộ, ngành, NHNN cũng đã ban hành Thông tư 01 cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ trong giai đoạn 2019-2020; trong năm 2023, ban hành Thông tư số 02 cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, trong đó có Doanh nghiệp Nhà nước, điều này cũng để giúp cho các bên doanh nghiệp có thể cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tiếp tục vay dư nợ của các tổ chức tín dụng trong hệ thống.

Đối với các kiến nghị tại Hội nghị, như về cung ứng và các chính sách tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, Thống đốc nhấn mạnh, tín dụng cho nông nghiệp – nông thôn, trong đó có lúa, gạo, đây là một lĩnh vực mà Chính phủ cũng có chủ trương ưu tiên, NHNN cũng là bộ ngành chủ trì phối hợp với các bộ, ngành khác trình Chính phủ ban hành Nghị định về tín dụng ưu đãi đối với lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, trong đó có rất nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất, thời hạn, tài sản đảm bảo…; Bên cạnh đó, NHNN cũng áp dụng các công cụ khác như công cụ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất trần đối với lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn.

Đến nay, dư nợ cho lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn của toàn hệ thống đạt khoảng 3 triệu tỷ đồng trên quy mô 12 triệu tỷ đồng của cả hệ thống, con số này chứng minh rằng, tín dụng đối với lĩnh vực này đang được Chính phủ và NHNN đặc biệt quan tâm.

Đối với hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp, Thống đốc cho biết, trên thực tế, hạn mức tín dụng cho từng doanh nghiệp đi vay vốn, vấn đề này hoàn toàn do các TCTD tự quyết định dựa trên đánh giá sự uy tín, tín nhiệm của khách hàng, NHNN chỉ điều hành tăng trưởng tín dụng trên góc độ toàn hệ thống, như năm nay, NHNN đã phân bổ hết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD toàn hệ thống ở mức 14%,. Do vậy, có thể nói rằng, hạn mức tín dụng không còn là vấn đề nữa.

Đối với ý kiến có nêu, bản thân các TCTD cho vay không cần dự án khả thi? Cái này cũng là một quan điểm và trên thực tế, luật và các văn bản quy định khi khách hàng đi vay phải đủ khả năng trả nợ thì điểm này, chúng tôi cũng không quy định chi tiết chỉ quy định có khả năng trả nợ. Bản thân các TCTD sẽ phải kiểm tra, thẩm định và yêu cầu các doanh nghiệp phải chứng minh có khả năng. Cái này cũng thuộc thẩm quyền của các TCTD. NHNN cũng đã chỉ đạo các TCTD xem xét, rà soát các thủ tục.

Đối với vấn đề tỷ giá, Thống đốc cho rằng, khi xuất khẩu, tỷ giá mà các nước phá giá nhiều thì giá của họ sẽ được lợi hơn, cạnh tranh về giá, đấy là đối với các doanh nghiệp Dệt may. Còn đối với NHNN, khi điều hành chính sách tỷ giá đứng trên cục diện của toàn quốc gia, có doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu, được lợi cho DN xuất khẩu nhưng sẽ vất vả cho DN nhập khẩu vì sẽ phải chịu chi phí.

Theo số liệu được công bố, năm 2022, Việt Nam có xuất siêu là hơn 12 tỷ USD, của DN FDI là xuất siêu đến 36 tỷ đô la Mỹ, còn của chúng ta khoảng 30 tỷ USD. Sản xuất trong nước của chúng ta phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, hàng hóa, máy móc và nguyên vật liệu của nước ngoài, do vậy nếu tỷ giá mà tăng lên thì các doanh nghiệp của chúng ta sẽ rất vất vả.

Còn phía các nhà đầu tư nước ngoài, tỷ giá của chúng ta tăng nhanh thì họ cũng không yên tâm bởi vì nếu họ hoạt động có lãi, nếu chuyển ra ngoại tệ để chuyển về nước thì họ sẽ thấy được vấn đề. Chính vì vậy, ổn định tỷ giá, không có nghĩa là cố định nhưng cũng phải phù hợp. NHNN cũng phải cân nhắc trên góc độ cục diện toàn nền kinh tế chứ không phải trên góc độ ổn định của một doanh nghiệp nào cả.

Phát biểu Kết luận, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng cảm ơn, đánh giá cao kết quả của DNNN, đóng góp vào kết quả chung của cả nước trong năm 2022 và những tháng vừa qua của năm 2023; đồng thời chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà các DNNN gặp phải từ tình hình trong nước và quốc tế.

Thủ tướng nhấn mạnh 6 quan điểm chỉ đạo điều hành để tiếp tục để nâng cao hiệu quả hoạt động, đổi mới khu vực DNNN.

Thứ nhất, cần theo dõi sát tình hình trong và ngoài nước, những vấn đề tích tụ đã nhiều năm, kịp thời đưa ra chính sách, giải pháp sát tình hình, khả thi và hiệu quả cao.

Thứ hai, DNNN đóng vai trò rất quan trọng trong dẫn dắt, tiên phong, mở đường, phát huy tối đa nguồn lực nắm giữ để tập trung cho đầu tư phát triển trên các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng.

Thứ ba, DNNN đi đầu trong đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung cho chuyển đổi số, chuyển xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, những ngành mới nổi.

Thứ tư, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan đại diện chủ sở hữu phải đồng hành, kề vai sát cánh cùng doanh nghiệp.

Thứ năm, phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, bản sắc văn hóa, đạo đức kinh doanh, nâng cao tính tự lực tự cường, tự vươn lên, phát triển bằng nội lực, biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể.

Thứ sáu, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và đóng góp của nhân dân để xây dựng DNNN tiên phong, dẫn dắt, góp phần thực hiện vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Tập trung tăng cường sự lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với DNNN, đổi mới công tác đánh giá, sử dụng cán bộ đúng, trúng, phù hợp tình hình.

Bên cạnh đó, Thủ tướng nêu rõ 12 nhiệm vụ trọng tâm thời gian để nâng cao hiệu quả hoạt động, đổi mới khu vực DNNN, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển.

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật gồm luật, nghị định, thông tư của các cấp để tháo gõ khó khăn, huy động nguồn lực, phát huy nguồn lực Nhà nước dẫn dắt mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Hoàn thiện thể chế phải trên tinh thần phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính, góp phần tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.

Thứ hai, các DNNN phải tăng cường đóng góp cho xây dựng chương trình, kế hoạch để thực hiện các mục tiêu theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chiến lược 10 năm, kế hoạch 5 năm; đồng thời căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để cụ thể hóa bằng các đề án, dự án cụ thể.

Thứ ba, tái cơ cấu DNNN sát tình hình thực tế, không chỉ tập trung tái có cấu vốn, mà phải nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn, nâng đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

Thứ tư, các DNNN phải tham gia tích cực, hiệu quả hơn nữa vào các chương trình, dự án lớn của Nhà nước, đặc biệt là 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nhân lực, các chương trình, dự án lớn đang triển khai như hệ thống cao tốc, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, chương trình xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở ĐBSCL....

Thứ năm, các cấp chính quyền thực hiện cơ chế định kỳ 3 tháng sẽ tổ chức gặp gỡ, đối thoại để các DNNN kịp thời chia sẻ các khó khăn, vướng mắc, tâm tư, nguyện vọng, với tinh thần hết sức cầu thị, hết sức lắng nghe, hết sức trách nhiệm, hết sức dân chủ.

Thứ sáu, các DNNN góp phần xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, các ưu đãi cần thiết với DNNN để phát triển nhanh, bền vững.

Thứ bảy, đề xuất những cơ chế, chính sách khuyến khích, bảo vệ, tạo động lực, truyền cảm hứng cho những người dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, tinh thần xây dựng chính sách là không cầu toàn, không nóng vội.

Thứ tám, đề cao đạo đức doanh nhân và trách nhiệm với xã hội, nhất là với những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, những người yếu thế, khó khăn, những người gặp hoạn nạn...; chăm lo cải thiện đời sống công nhân, người lao động.

Thứ chín, các DNNN cùng nhau, cùng các cơ quan Nhà nước đẩy mạnh xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, ngành hàng, góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia.

Thứ mười, khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) và quan hệ chính trị, ngoại giao rất tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, nhất là Trung Quốc, Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN...

Mười một, các DNNN cùng nhau chia sẻ khó khăn, kinh nghiệm, hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn thach thức, đoàn kết, thống nhất nhưng cạnh tranh lành mạnh, đúng luật pháp.

Mười hai, tập trung đào tạo nguồn nhân lực trong các ngành mới nổi như chuyển đổi số, ứng phó biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ... góp phần đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp, các địa phương và cả nước.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền, tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp, đặt mình vào địa vị doanh nghiệp để giải quyết các khó khăn, vượt qua thách thức, thực sự chia sẻ, khích lệ, khuyến khích những người làm đúng, làm tốt và cương quyết xử lý những người vi phạm, nhũng nhiễu, tiêu cực, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm….

Ghi nhận, đánh giá cao các ý kiến và đề xuất tâm huyết, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp nhà nước tại hội nghị, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ tiếp thu, trình Thủ tướng ban hành văn bản phù hợp là sản phẩm của hội nghị để tổ chức thực hiện hiệu quả, với mong muốn sau hội nghị, các DNNN có thêm nhiều món quà tặng Nhà nước, tặng nhân dân.

PV Cổng TTĐT (lược ghi)

Xem thêm: 616575VBS=emaNcoDd?001mc/sknil/iv/latrop/retnecbew/nv.vog.vbs.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thủ tướng chủ trì Hội nghị làm việc với doanh nghiệp Nhà nước trên phạm vi toàn quốc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools