vĐồng tin tức tài chính 365

Đề xuất sửa quy định người nước ngoài đưa xe vào Việt Nam để hút khách du lịch đường bộ

2023-09-26 17:17

Bộ GTVT vừa có Tờ trình số 10706/TTR-BGTVT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị xây dựng Nghị định quy định về quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đăng ký tại nước ngoài, do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch.

Theo đó, thực hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2009/NĐ-CP quy định xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông ở Việt Nam; thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 07/3/2012 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 152/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2013 quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch và Nghị định số 57/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch.

Việc ban hành và triển khai thực hiện các Nghị định nêu trên đã góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của Việt Nam trong hơn 10 năm qua, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, do một số quy định được ban hành đã lâu, so với thực tế hiện nay đã có nhiều lạc hậu, không phù hợp với công cuộc cải cách hành chính, đơn giản hóa hồ sơ, ứng dụng khoa học công nghệ trong tổ chức, điều hành và phát triển du lịch.

Vì vậy, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngoại giao xây dựng báo cáo tổng kết thực hiện các Nghị định: số 80/2009/NĐ-CP, số 152/2013/NĐ-CP, số 57/2015/NĐ-CP (Công văn văn bản số 10412/BGTVT-VT ngày 07 tháng 10 năm 2022 xin ý kiến các Bộ được giao tại các Nghị định nêu trên đối với đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định thay thế).

Bộ Giao thông vận tải đã nhận được các ý kiến tham gia của Bộ Công an (văn bản số 3922/BCA-C08 ngày 14 tháng 11 năm 2022), Bộ Quốc phòng (văn bản số 3614/BQP-TM ngày 21 tháng 10 năm 2022), Bộ Tài chính (văn bản 11615/BTC-TCHQ ngày 09 tháng 11 năm 2022). Trên cơ sở ý kiến của các Bộ, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 13925/BCBGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2022) kết quả thực hiện 03 nghị định nêu trên và đề xuất xây dựng Nghị định thay thế.

Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 824/VPCP-CN ngày 11 tháng 02 năm 2023 đồng ý xây dựng Nghị định thay thế.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Văn bản số 824/VPCP-CN ngày 11 tháng 02 năm 2023 giao “Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về trình tự, thủ tục xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 80/2009/NĐ-CP quy định xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông ở Việt Nam; Nghị định số 152/2013/NĐ-CP quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch và Nghị định số 57/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2013/NĐ-CP”, Bộ Giao thông vận tải đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan hữu quan xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về quản lý phương tiện cơ giới đường bộ đăng ký tại nước ngoài, do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch (sau đây gọi tắt là Dự thảo Nghị định thay thế).

Bộ GTVT đã lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương về Hồ sơ dự thảo Nghị định thay thế (Văn bản số 9252/BGTVT-VT ngày 21/8/2023) và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT.

Đến nay, Bộ GTVT đã nhận được 55 ý kiến góp ý (trong đó 34 ý kiến thống nhất toàn bộ, 21 ý kiến thống nhất có điều chỉnh cho phù hợp).

Về cơ bản, Hồ sơ dự thảo Nghị định thay thế đã hoàn thiện và có thể gửi Bộ Tư pháp thẩm định để trình Chính phủ xem xét, ban hành.

Tuy nhiên, quá trình lấy ý kiến Hồ sơ Dự thảo Nghị định thay thế, có ý kiến cho rằng cần thực hiện nội dung lập Đề nghị xây dựng nghị định thay thế. Vì lý do Nghị định thay thế được xây dựng để thay 03 Nghị định, trong đó: Nghị định 80/2009/NĐ-CP ngày 01/10/2009 được ban hành để quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Nội dung này sẽ áp dụng khoản 1 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi năm 2020) và không phải lập Đề nghị xây dựng nghị định khi thực hiện xây dựng Nghị định thay thế. Nghị định số 152/2013/NĐ-CP ngày 04/11/2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 57/2015/NĐ-CP) được ban hành trên cơ sở Chính phủ giao nhiệm vụ tại Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 07/3/2012 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016. Nội dung này sẽ áp dụng khoản 2 Điều 19, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 được (sửa đổi năm 2020) phải lập Đề nghị xây dựng nghị định khi thực hiện xây dựng Nghị định thay thế khi thực hiện xây dựng Nghị định thay thế.

Như vậy, dự thảo Nghị định thay thế (đã được Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến và tiếp thu, hoàn thiện Hồ sơ nghị định) đan xen thực hiện theo hai quy định: tại khoản 1 Điều 19 và khoản 2 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 được (sửa đổi năm 2020).

Để bảo đảm thực hiện việc xây dựng Nghị định thay thế được đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Giao thông vận tải Lập đề nghị xây dựng Nghị định quy định về quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đăng ký tại nước ngoài, do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch.

Thời gian được phép tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa không quá 45 ngày

Tại lần sửa đổi lần này, Bộ Giao thông vận tải hướng đến việc xây dựng nghị định nhằm mục đích tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, phù hợp đồng bộ với các quy định của pháp luật.

Cùng với đó, bảo đảm sự quản lý thống nhất giữa người và phương tiện mang theo của người nước ngoài vào Việt Nam du lịch; đồng thời, phù hợp với việc liên thông trong lĩnh vực quản lý khi cấp biển số tạm của phương tiện đang được Bộ Công an phân cấp tổ chức thực hiện.

Qua đó, tạo thuận lợi, giảm chi phí, thời gian cho đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế khi tổ chức thực hiện các đoàn caravan của người nước ngoài mang phương tiện vào tham gia gia thông tại Việt Nam.

Theo đó, dự thảo sửa đổi theo hướng giảm thiểu thành phần hồ sơ, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động du lịch, tăng cường công tác hậu kiểm để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành khi thực hiện.

Cùng với đó, liên thông quản lý thông tin của khách khi nhập cảnh, xuất cảnh, để tăng cường quản lý và tạo thuận lợi cho khách du lịch cũng như doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh này.

Cụ thể, Điều 4 dự thảo quy định điều kiện để phương tiện cơ giới nước ngoài và người nước ngoài điều khiển phương tiện vào tham gia giao thông tại Việt Nam.

Theo đó, điều kiện chung đối với người điều khiển và phương tiện cơ giới nước ngoài vào Việt Nam đó là phải thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam làm thủ tục đề nghị chấp thuận và tổ chức thực hiện. Thời gian được phép tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa không quá 45 ngày. Trong trường hợp bất khả kháng được lưu lại Việt Nam thêm không quá 10 ngày;Có văn bản chấp thuận của Bộ Công an.

Còn điều kiện đối với phương tiện cơ giới nước ngoài đó là phương tiện cơ giới đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này; có Giấy đăng ký xe và gắn biển số xe do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực; có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp còn hiệu lực (đối với xe ô tô).

Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện cơ giới nước ngoài cũng được nêu rõ là công dân nước ngoài; có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam và có Giấy phép lái xe do nước ngoài cấp phù hợp với loại xe điều khiển.

Phương tiện cơ giới nước ngoài phải làm thủ tục hải quan, tạm nhập, tái xuất theo quy định của pháp luật hải quan ngay tại cửa khẩu nhập cảnh, xuất cảnh. Người điều khiển phương tiện phải làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Phương tiện cơ giới nước ngoài chỉ được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng; phải tạm nhập, tái xuất theo đúng cửa khẩu đã được Bộ Công an chấp thuận.

Dự thảo cũng quy định rõ về trình tự, thủ tục chấp thuận cho phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam; việc xử lý vi phạm đối với người nước ngoài điều khiển phương tiện cơ giới nước ngoài...

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam gửi đến Bộ Công an 1 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, trực tuyến, đường bưu chính, hồ sơ gồm các giấy tờ sau: Công văn đề nghị chấp thuận được tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam theo Mẫu số 01 Phụ lục của Nghị định này; Danh sách người điều khiển phương tiện, số giấy phép lái xe, nhãn hiệu phương tiện, biển số xe, màu sơn, số khung, số máy theo Mẫu số 02 Phụ lục của Nghị định này.

Chậm nhất sau 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Công an có văn bản trả lời việc chấp thuận hoặc không chấp thuận (nêu rõ lý do) việc phương tiện cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam theo Mẫu số 03 Phụ lục của Nghị định này.

Văn bản chấp thuận việc phương tiện cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam được thông báo đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan để phối hợp quản lý.

Đối với trường hợp bất khả kháng quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này, sau khi nhận được văn bản báo cáo của doanh nghiệp du lịch, Bộ Công an có văn bản thông báo đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan để phối hợp quản lý.

Tuệ Minh

Xem thêm: lmth.603826a-l-ud-hcahk-tuh-ed-man-teiv-oav-ex-aud-iaogn-hcahk-hnid-yuq-aus-taux-ed/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đề xuất sửa quy định người nước ngoài đưa xe vào Việt Nam để hút khách du lịch đường bộ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools