vĐồng tin tức tài chính 365

Công nghệ của AWS hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19

2020-09-04 17:26

Công nghệ của AWS hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19

Tuyên Quang

Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang gây khó khăn, trở ngại rất lớn cho hoạt động của các doanh nghiệp. Thời báo Kinh tế Sài gòn Online đã có cuộc phỏng vấn với ông Conor McNamara, Tổng giám đốc AWS (Amazon Web Services) khu vực Đông Nam Á về công nghệ giúp ích như thế nào để các doanh nghiệp có thể vượt qua giai đoạn khó khăn vì Covid-19.

Ông Conor McNamara, Tổng giám đốc AWS (Amazon Web Services) khu vực Đông Nam Á.

Theo ông, công nghệ hỗ trợ cho doanh nghiệp như thế nào trong dịch bệnh Covid-19 vừa qua?

Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp chuyển sang ứng dụng công nghệ mới để làm việc từ xa thông qua các nền tảng như Amazon WorkSpaces hoặc Amazon Chime. TaskUs là một tổ chức rất lớn ở Philippines hay tập đoàn viễn thông Singtel của Singapore đang ứng dụng rộng rãi các hệ thống này.

Để tương tác với khách hàng từ xa mà vẫn bảo đảm hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đã chọn giải pháp Amazon Connect. Một công ty bảo hiểm lớn ở Philippines đã sử dụng giải pháp Amazon Connect để tạo ra một trung tâm chăm sóc khách hàng 24/24. Với 60 khai thác viên, tổng đài ảo này có thể cùng lúc trả lời 200 cuộc gọi phục vụ khách hàng.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp, tổ chức cũng đang ứng dụng môi trường điện toán đám mây AWS để triển khai các giải pháp học trực tuyến. Ví dụ như OMT đang triển khai các giải pháp học từ xa, có thể hỗ trợ hàng trăm ngàn sinh viên.

Nền tảng Amazon Chime có thể sử dụng các tính năng ghi âm bài giảng và sử dụng danh mục giải pháp học máy để giúp cho giảng viên phát triển chương trình giảng dạy. Tại Việt Nam hiện đã có nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng giải pháp công nghệ AWS như VTV Go, Circle-K, Masan, Gotadi, Tiki, VNG, Điện Quang, Sapo...

Trên đây là những ví dụ về việc doanh nghiệp ứng dụng công nghệ điện toán đám mây AWS để thích ứng với tình hình giãn cách do dịch Covid-19. 

Ông có thể cho biết rõ hơn về lợi ích của điện toán đám mây được không?

Trước đây, để đầu tư hạ tầng công nghệ các doanh nghiệp thường mất rất nhiều thời gian, từ 6 tháng đến vài năm. Hiện tại, với điện toán đám mây nói chung và các giải pháp của AWS nói riêng,việc triển khai sẽ nhanh hơn rất nhiều.

Với các ngành có tốc độ biến động nhanh như ngành du lịch, khách sạn thì việc bổ sung thêm tài nguyên tính toán của máy chủ (server) - để đáp ứng nhu cầu khi có nhu cầu cao hoặc giải phóng tài nguyên đó khi không có nhu cầu - rất linh hoạt. Sử dụng các giải pháp được cung cấp theo mô hình điện toán đám mây, doanh nghiệp tối ưu hóa được chi phí bởi vì cái gì họ sử dụng mới phải trả tiền, dùng bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu.

Đơn cử như Trans là nền tảng họp trực tuyến của Nam Việt Telecom, dựa trên hạ tầng điện toán đám mây của AWS sử dụng dịch vụ EC2 và S3. Họ có thể mở rộng tài nguyên máy chủ để đáp ứng nhu cầu của người dùng rất nhanh, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn, từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2020 số lượng người dùng giải pháp tăng từ 1.000 lên đến 450.000 người mà dịch vụ Trans không gặp khó khăn gì khi mở rộng hạ tầng cả.

Lợi thế của Nam Việt Telecom là họ sử dụng giải pháp điện toán đám mây AWS để mở rộng tài nguyên đáp ứng số lượng người dùng tăng vọt nhanh chóng như vậy. Khoảng 90% trong số 450.000 người dùng của họ là khách hàng trong lĩnh vực giáo dục. Như vậy, điện toán đám mây mang lại ưu thế cho các doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch này. Hay ngân hàng VIB cũng triển khai các công nghệ của AWS trong việc đào tạo, nâng cao kỹ năng cho nhân viên làm việc từ xa.

 

Vậy điện toán đám mây hỗ trợ thế nào khi doanh nghiệp khôi phục sau dịch Covid-19, thưa ông?

Bối cảnh bị ảnh hưởng của Covid-19 cho thấy, khi khôi phục sau đại dịch thì ứng dụng điện toán đám mây sẽ là xu thế tất yếu. Hiện có nhiều doanh nghiệp đang triển khai những ứng dụng trọng yếu của họ lên trên môi trường điện toán đám mây. Xu thế đó không chỉ diễn ra ở Việt Nam hay trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà còn trên toàn thế giới.

Mới đây có một tổ chức ở Philippines đã công bố 85% nhân viên của họ phải làm việc từ xa trên môi trường điện toán đám mây AWS với giải pháp Amazon WorkSpaces và Amazon Chime. Rất nhiều tổ chức sử dụng giải pháp điện toán đám mây để tương tác với khách hàng hiệu quả hơn.

Ngoài ra công nghệ điện toán đám mây còn được ứng dụng trong y tế từ xa. Các bác sĩ ở tuyến dưới có thể tham vấn các bác sĩ ở tuyến trên, ở trung ương để chẩn đoán, chữa bệnh cho bệnh nhân. Do ảnh hưởng của Covid-19, xu hướng giảm tiếp xúc trực tiếp với bênh nhân sẽ giảm và tiếp xúc từ xa tăng lên. 

Một công ty chuyển phát ở Singapore đã giảm được 30% chi phí chuyển phát trong giai đoạn dịch bệnh này nhờ sử dụng giải pháp công nghệ điện toán đám mây AWS. Sau dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp sẽ vẫn sử dụng các giải pháp, các nguồn tài nguyên điện toán của AWS để cắt giảm chi phí.

Xin ông cho biết về lợi ích các dịch vụ, giải pháp mà AWS đang cung cấp? Công ty có đưa ra chương trình ứng phó với Covid-19 để hỗ trợ khách hàng không, thưa ông?

AWS mang lại rất nhiều lợi ích về mặt giá cả và chi phí cho khách hàng. Từ khi AWS ra mắt đến nay thì giá của dịch vụ đã giảm hơn 80 lần nhờ vào việc nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, nâng cao hiệu suất của công nghệ và mở rộng hệ thống để đạt được tính hiệu quả kinh tế của quy mô.

Trên môi trường điện toán đám mây AWS, chi phí được giảm theo thời gian thực cho khách hàng. Họ có thể mở rộng tài nguyên máy chủ khi có nhu cầu sử dụng và trả lại khi không có nhu cầu sử dụng. Nhờ vậy, khách hàng không phải trả chi phí cho phần tài nguyên không dùng đến. Giải pháp điện toán đám mây AWS có thể giúp khách hàng giảm được tới 70% chi phí so với giải pháp thông thường theo mô hình truyền thống.

Bên cạnh đó, AWS cũng đưa ra rất nhiều chương trình ứng phó với đại dịch, thảm họa như chương trình credit có giá trị khoảng 10 triệu đô la Mỹ.  Với chương trình này, cho phép các doanh nghiệp có quyền sử dụng các tài nguyên với giá trị 10 triệu đô la Mỹ mà không phải trả tiền. Chương trình giúp cho các tổ chức sử dụng đám mây AWS thích ứng với đại dịch hoặc tìm ra những giải pháp thích ứng với trạng thái bình thường mới, hay tìm ra những giải pháp để ứng phó với đại dịch Covid-19.

AWS cũng đã công bố một chương trình có giá trị 20 triệu đô la Mỹ dành cho các tổ chức sử dụng môi trường điện toán đám mây AWS để nghiên cứu ra các giải pháp chẩn đoán về Covid-19.

AWS còn có chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng phó với đại dịch Covid-19. Nếu doanh nghiệp cam kết sử dụng môi trường điện toán đám mây dài hạn thì AWS sẽ đầu tư và phát triển hoặc hỗ trợ chi phí dịch vụ trong ngắn hạn tại giai đoạn khó khăn trước mắt.

Ngoài ra, trước đây AWS cũng đã có rất nhiều chương trình dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp, như chương trình AWS Accelerator để tăng tốc độ chuyển đổi sang điện toán đám mây. Gần đây, AWS cũng đưa ra chương trình dùng thử miễn phí và với những giải pháp như Amazon Chime, Connect… dành cho các doanh nghiệp.

Mời xem thêm:

Nâng cao hiệu quả kinh doanh với dịch vụ đám mây AWS

Xem thêm: lmth.91-divoc-hcid-iad-auq-touv-peihgn-hnaod-ort-oh-swa-auc-ehgn-gnoc/328703/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Công nghệ của AWS hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools