vĐồng tin tức tài chính 365

Giải pháp “cấp cứu” các doanh nghiệp lao đao do ảnh hưởng bởi làn sóng Covid-19 thứ hai

2020-09-07 11:38

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe, vừa giải bài toán kinh doanh là những thách thức sống còn cho phần lớn các doanh nghiệp Việt. Sau làn sóng Covid-19 lần thứ hai này sẽ có nhiều doanh nghiệp "không toàn vẹn", thậm chí biến mất, dù Chính phủ vẫn nỗ lực tung ra nhiều gói hỗ trợ. Vậy đâu là giải pháp giúp các doanh nghiệp vượt qua tình trạng “lao đao” do ảnh hưởng bởi làn sóng Covid-19 thứ hai?

Giải pháp “cấp cứu” các doanh nghiệp lao đao do ảnh hưởng bởi làn sóng Covid-19 thứ hai - Ảnh 1.

Doanh nghiệp không thể chỉ trông chờ sự trợ giúp của Chính phủ mà phải năng động tìm kiếm lối ra cho doanh nghiệp của mình

Theo CEO Nguyễn Tuấn Quỳnh - Chủ tịch HĐQT Saigon Books, Phó Chủ tịch thường trực Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM chia sẻ , “bước qua đại dịch này sẽ có nhiều doanh nghiệp "không toàn vẹn", thậm chí biến mất. Chính Phủ dù có nỗ lực như thế nào thì cũng không thể giúp tất cả các doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh an toàn. Do đó, Chính phủ cần làm tốt vai trò “đầu tàu” trong việc chống dịch, có những hỗ trợ kịp thời và thiết thực cho những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và đặc biệt, hỗ trợ người nghèo, người thất nghiệp đang ngày càng tăng. Ngoài ra, các chính sách về thuế, phí, cũng cần được xem xét để hỗ trợ doanh nghiệp. Còn bản thân doanh nghiệp phải chủ động, tự lực cánh sinh để đối diện và vượt qua đại dịch này.

Các doanh nghiệp chưa kịp phục hồi sau đại dịch Covid đợt một đã lại lao đao trước làn sóng dịch bệnh lần thứ hai. Việc duy trì đội ngũ nhân sự, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh mọi hoạt động giao dịch bị hạn chế buộc các doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực để đối phó với những kịch bản xấu nhất. Virus không chỉ là phép thử sống còn đối với sức khỏe con người, mà là sự “thanh lọc tự nhiên” đối với những doanh nghiệp có sức đề kháng yếu kém.

Chính vì thế, việc đầu tiên mà các doanh nghiệp cần phải làm là phải thay đổi nhận thức của chủ doanh nghiệp và toàn thể nhân viên.

“Covid-19 đã tác động rất lớn đến môi trường kinh doanh. Những điều mà trước đây là đương nhiên đúng thì bây giờ phải xem xét lại. Các kế hoạch, dự báo, thậm chí là chiến lược kinh doanh cũng phải được rà soát cẩn thận và cần được điều chỉnh kịp thời”.

Giải pháp “cấp cứu” các doanh nghiệp lao đao do ảnh hưởng bởi làn sóng Covid-19 thứ hai - Ảnh 2.

Đại dịch là cơ hội để đánh giá một cách toàn diện mô hình kinh doanh hiện tại. Dù có thể nhận được sự hỗ trợ nhất định từ Chính phủ và các tổ chức tín dụng, nhưng quan trọng là nhất vẫn là tính chủ động, sáng tạo của chủ doanh nghiệp. Trong “nguy” luôn có “cơ”, "cái khó sẽ ló cái khôn" - bên cạnh việc tối ưu nguồn lực, quản trị tinh gọn, cắt giảm mọi chi phí chưa cần thiết, cân nhắc những tác động của dịch bệnh đến tình hình kinh doanh… các doanh nghiệp cần thực hiện những cải cách mang tính cách mạng để đứng vững trong bối cảnh dịch bệnh.

Ông Tuấn Quỳnh cho biết: “Trong các doanh nghiệp mà tôi điều hành, việc chuyển đổi số là bắt buộc. Trong đó, giao tiếp nội bộ hoặc toàn bộ quá trình vận hành, kinh doanh, giao tiếp với khách hàng, nhà cung cấp đều phải đặt trên nền tảng online. Chúng tôi cũng thay đổi cách nhìn về sản phẩm, dịch vụ và khách hàng. Từ đó chủ động dành thời gian và ngân sách cho việc đào tạo lại nhân viên, giúp họ làm quen với môi trường làm việc từ xa, chuyển đổi số. Việc này đảm bảo an toàn cho nhân sự của công ty. Đồng thời chúng tôi cũng quan tâm, tìm hiểu các đối tác, xem dịch bệnh đã và sẽ tác động thế nào đến chuỗi cung ứng của mình để đưa ra những ứng phó kịp thời”.

Doanh nghiệp cần đưa ra được những dự báo cho kịch bản xấu nhất và biện pháp khắc phục. Cuối cùng vẫn là giữ vững tinh thần lạc quan, “khó khăn thì rõ ràng rồi. nhưng sự lạc quan sẽ giúp chủ doanh nghiệp bình tĩnh đối diện khó khăn và sáng suốt trong các quyết định của mình”, ông Nguyễn Tuấn Quỳnh nhấn mạnh.

Trong giai đoạn dịch bệnh, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng các giải pháp chuyển đổi số

Dịch bệnh Covid-19 chính là một phép thử với câu hỏi: “trong tình huống tệ nhất, liệu doanh nghiệp có thể làm gì để tồn tại phát triển và tăng trưởng đột phá?”.

Chia sẻ về giải pháp cấp cứu cho doanh nghiệp, nhìn từ góc độ quản lý vĩ mô, Shark Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Tập đoàn Nexttech cho rằng, nếu xem gia đình là một tế bào của xã hội thì mỗi doanh nghiệp cũng là một tế bào của nền kinh tế. Sau một cơn ốm bệnh nếu chúng ta chẳng may mất đi một bộ phận nào đó trên cơ thể thì việc quay trở lại theo cách nói “fully functional” là điều không thể. Một nền kinh tế có rất nhiều bộ phận, nhiều ngành nghề. Theo đó, Chính phủ cần phải có cơ chế, chính sách điều tiết để cứu tất cả các ngành này, không được để một ngành nào chết hay “không để một ngành nghề nào bị bỏ lại phía sau”. Bởi vì khi dịch bệnh qua đi, các hoạt động trở lại bình thường mà một ngành nghề nào đó bị mất đi thì nền kinh tế của cả nước bị mất cân bằng, lạc nhịp và không thể phát triển lại được.

Ông tin tưởng, Việt Nam sẽ chiến thắng dịch bệnh và nhanh chóng phục hồi nền kinh tế. “Chúng ta cần nhìn nhận vào mặt tích cực là tình hình dịch bệnh ở Việt Nam vẫn chưa quá tệ so với nhiều nước khác trên thế giới. Mặc dù chúng ta đang ở trong giai đoạn khó khăn, nhưng COVID-19 vẫn chưa phải là dịch bệnh “khủng khiếp” nhất trong lịch sử. Tuy nhiên rất khó để có một giải pháp chung, toàn diện dành cho các doanh nghiệp”.

Ở góc độ vi mô, Shark Nguyễn Hòa Bình chỉ ra một số biện pháp cụ thể giúp các doanh nghiệp có thể vượt qua dịch bệnh là:

- Tối ưu hóa bộ máy, tăng năng suất lao động;

- Không phụ thuộc vào mô hình kinh doanh truyền thống mà tăng cường chuyển đổi số để tìm nguồn khách hàng mới;

- Cố gắng tập trung thu hồi dòng tiền nợ…

Giải pháp “cấp cứu” các doanh nghiệp lao đao do ảnh hưởng bởi làn sóng Covid-19 thứ hai - Ảnh 3.

Ngoài ra, Chủ tịch Tập đoàn Nexttech cũng nhấn mạnh đây là giai đoạn bắt buộc phải sử dụng các giải pháp chuyển đổi số. Dù dịch bệnh xảy ra, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục bán hàng, nếu không các bạn sẽ “chết” vì đói, trước khi “chết” vì virus.

Theo đó, vị CEO này đưa ra 3 nhóm giải pháp giúp doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động bán hàng với 3 mô hình cụ thể như sau:

Mô hình sales tại chỗ (cửa hàng offline ngoài mặt phố)

Với các shop bán lẻ thời trang, đổ gia dụng,... nên phát triển kênh bán hàng online thông qua quảng cáo trên các trang thương mại điện tử và mạng xã hội, trực tiếp gọi điện cho khách hàng,... Nếu nhân viên kinh doanh thiếu việc làm có thể chuyển họ thành nhân viên giao hàng, kết hợp tư vấn và bán hàng cho khách.

Với khối F&B như nhà hàng, quán ăn…cần thực hiện triệt để giao hàng tận nơi. Các spa, massage, dịch vụ khác có thể chuyển thành hình thức phục vụ tại nhà. Các cơ sở giáo dục chuyển sang hình thức dạy học online.

Đây cũng là lúc các doanh nghiệp nhìn nhận lại tầm quan trọng của CRM - Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (Customer relationship management) bởi vì khách “hàng chính là nguồn tài nguyên quý giá nhất".

Direct sales - Gặp mặt trực tiếp khách hàng

Nếu trước đây để ký hợp đồng, nhân viên sales phải hẹn gặp khách hàng tại quán cà phê hay trụ sở công ty thì nay, họ vẫn tiếp tục hẹn nhưng việc gặp nhau sẽ thực hiện thông qua các ứng dụng gọi video: Zoom, Teamview, Ultraview, Skype, Google Hangout... Giai đoạn này, khách hàng có nhiều thời gian nên cơ hội bán hàng tốt hơn nhờ vào các công cụ công nghệ chuyển đổi số.

Telesales - Bán qua điện thoại

Nếu đội ngũ sales qua điện thoại tương đối đông thì doanh nghiệp cần sử dụng các ứng dụng quản lý bán hàng online, kết hợp tích hợp tổng đài để Telesales làm việc tại nhà, dashboard báo cáo real time... Ngoài ra có thể cân nhắc thuê ngoài các Telesales nhàn rỗi.

Nhìn chung trong giai đoạn này, khi doanh nghiệp đang chuyển dần hoạt động tại văn phòng sang làm việc online thì doanh nghiệp nên đánh giá người lao động dựa trên KPI và các mô hình quản lý năng suất lao động, thay vì quản lý theo thời gian làm việc.

Vừa chống dịch, doanh nghiệp vừa phải tiếp tục kinh doanh, củng cố nền kinh tế

Giải pháp “cấp cứu” các doanh nghiệp lao đao do ảnh hưởng bởi làn sóng Covid-19 thứ hai - Ảnh 4.

Là một trong những trang thương mại điện tử hoạt động thành công ở thị trường Việt Nam, Lazada cũng quyết tâm thực hiện theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ “Vừa chống dịch, vừa tiếp tục kinh doanh và củng cố nền kinh tế”. Đặc biệt, Lazada đã có những hành động cụ thể để duy trì hiệu quả kinh doanh.

Theo Ông James Dong, Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam chia sẻ: “Doanh nghiệp chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự an toàn của các khách hàng, đối tác và nhân viên lên hàng đầu. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam và cả thế giới vẫn đang gồng mình chống dịch Covid-19 thì chúng tôi ưu tiên hướng đến các giải pháp chuyển đổi số nhằm mang đến trải nghiệm mua sắm an toàn và thông minh cho các khách hàng, để mọi người có thể yên tâm mua sắm và tự tin sống, học tập, làm việc trong trạng thái bình thường mới”.

Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần chinh phục 3 “cửa ải”: thay đổi tư duy kinh doanh, đảm bảo nguồn vốn và xây dựng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng, Tổng Giám đốc Lazada nhấn mạnh.

Mặt khác, bên cạnh việc phối hợp chặt chẽ với các đối tác trong và ngoài nước để mở rộng nguồn hàng đa dạng, các nhu yếu phẩm cần thiết, các thiết bị chăm sóc sức khỏe - gia đình và thực phẩm tươi sống, Lazada đã chủ động thực hiện hình thức giao hàng “không tiếp xúc”, tổ chức các hoạt động mua sắm kết hợp giải trí sôi động để lan tỏa tinh thần lạc quan, góp phần tích cực chủ động bảo vệ sức khỏe cho nhân viên và cho cộng đồng.

Giải pháp “cấp cứu” các doanh nghiệp lao đao do ảnh hưởng bởi làn sóng Covid-19 thứ hai - Ảnh 5.

Xem thêm: mth.8290948160900202-iah-uht-91-divoc-gnos-nal-iob-gnouh-hna-od-oad-oal-peihgn-hnaod-cac-uuc-pac-pahp-iaig/nv.ahos

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giải pháp “cấp cứu” các doanh nghiệp lao đao do ảnh hưởng bởi làn sóng Covid-19 thứ hai”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools