vĐồng tin tức tài chính 365

Gói hỗ trợ lần 2: vì an cư, lạc nghiệp!

2020-09-11 10:44

Gói hỗ trợ lần 2: vì an cư, lạc nghiệp!

Hữu Đạo (*)

(TBKTSG) - Nếu gói hỗ trợ lần 1 mang tính khẩn cấp theo tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no” trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến nhanh chóng, phức tạp thì gói hỗ trợ lần 2 được kỳ vọng sẽ mang tinh thần “an cư lạc nghiệp”, theo hướng bền vững hơn.

Việc triển khai đồng thời cả hai gói hỗ trợ giúp người lao động và doanh nghiệp không chỉ tồn tại trong dịch bệnh mà còn tìm được hướng phát triển trong trạng thái cân bằng mới. Ảnh: THÀNH HOA

Ngày 26-7-2020, Đà Nẵng đã phát hiện ca nhiễm Covid-19 mới sau 99 ngày cả nước không có ca nhiễm trong cộng đồng. Tính đến sáng ngày 9-9, Việt Nam đã có 1.054 ca nhiễm Covid-19 với 35 người tử vong, cho thấy tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt trong bối cảnh vaccin phòng chống virus SARS-CoV-2 mặc dù đã đạt được những bước tiến quan trọng trong nghiên cứu - phát triển nhưng vẫn chưa thể có mặt ngay trên thị trường.

Thực trạng này khiến mục tiêu tìm kiếm động lực và trạng thái cân bằng mới cho phát triển kinh tế - xã hội đã được đặt lên ngang hàng với nỗ lực của cả nước trong công tác khống chế dịch bệnh. Để có những phản ứng chính sách kịp thời trước tình hình mới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã phối hợp với các bộ, ban, ngành liên quan xây dựng và đề xuất lên Chính phủ gói hỗ trợ lần 2 với tổng giá trị dự kiến lên tới trên 90.000 tỉ đồng.

Với cách đặt vấn đề như vậy, gói hỗ trợ lần 2 cần có điều chỉnh về đối tượng và mục tiêu thụ hưởng.

Chuẩn bị nội lực trong trạng thái cân bằng mới

Những kết quả đạt được trước đó đã mang đến niềm tin và sự đồng thuận rất lớn trong nhân dân về khả năng phòng chống và kiểm soát sự lây lan virus SARS-CoV-2 của Chính phủ. Đó cũng là tiền đề quan trọng để việc xây dựng gói hỗ trợ tiếp theo của Bộ LĐ-TB&XH, với mục tiêu hàng đầu không chỉ là hỗ trợ vật chất cho người dân gặp khó khăn do đại dịch, mà còn hỗ trợ các bên tham gia thị trường lao động nhằm tìm kiếm sự cân bằng khi thực hiện cùng lúc mục tiêu phát triển kinh tế và phòng chống, kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.

Gói hỗ trợ này được thiết kế trên quan điểm coi tình trạng quy mô sản xuất bị điều chỉnh tạm thời do dịch như một cơ hội để sắp xếp lại nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng tay nghề của người lao động, tái cơ cấu thị trường lao động theo hướng tăng cường tính đồng bộ và liên thông của thị trường, đồng thời là nền tảng cho sức bật mạnh mẽ của nền kinh tế khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn trong tương lai.

Chính vì vậy, gói hỗ trợ này được Bộ LĐ-TB&XH đề xuất với Chính phủ cần tập trung vào ba nhóm nhiệm vụ chính sau đây:

Một là, hỗ trợ người sử dụng lao động tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh, giúp họ bù đắp phần nào chi phí để khôi phục và phát triển sản xuất, góp phần tạo, duy trì và mở rộng việc làm nhằm hạn chế tối đa sự đứt gãy của chuỗi sản xuất.

Hai là, hỗ trợ người sử dụng lao động một phần chi phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, vừa để người lao động duy trì việc làm, phát triển kỹ năng, vừa khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi phương thức sản xuất, tìm hướng phát triển phù hợp trong trạng thái giãn cách xã hội hiện tại và tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai;

Ba là, hỗ trợ người lao động chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh, hướng đến các đối tượng mà các biện pháp hỗ trợ theo Nghị quyết 42/NQ-CP chưa bao phủ được hết hoặc chưa đủ liều lượng - cần được bổ sung trong đợt này. Nhiệm vụ này cần được thực hiện trên tinh thần rà soát lại hiệu quả thực thi của gói hỗ trợ lần 1 để đảm bảo hỗ trợ đúng và đủ cho những đối tượng người lao động và hộ gia đình đã và đang trực tiếp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Gói hỗ trợ lần 1 vẫn giữ vai trò quan trọng

Với mục tiêu được xác định như trên, có thể khẳng định rằng đây không phải là những giải pháp chính sách được xây dựng để thay thế gói hỗ trợ lần 1. Gói hỗ trợ lần 1 theo Nghị quyết 42 (với kinh phí dự kiến 62.000 tỉ đồng) được thiết kế tập trung vào các đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 và một số nhóm đối tượng đang hưởng chính sách ưu đãi, bảo trợ xã hội trong thời gian có dịch, thể hiện chủ trương, quyết định mang tính nhân văn sâu sắc của Nhà nước.

Với mục tiêu được xác định như vậy, gói hỗ trợ lần 1 vẫn đang được các cơ quan quản lý tích cực triển khai. Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, tính đến giữa tháng 7, các địa phương đã phê duyệt danh sách gần 16 triệu người thuộc các nhóm đối tượng được thụ hưởng với tổng kinh phí là trên 17.500 tỉ đồng. Tiến độ giải ngân theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước là hơn 11.500 tỉ đồng cho hơn 11 triệu người và 9.500 hộ kinh doanh.

Nếu gói hỗ trợ lần 1 mang tính khẩn cấp theo tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no” trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến nhanh chóng, phức tạp thì gói hỗ trợ lần 2 được kỳ vọng sẽ mang tinh thần “an cư lạc nghiệp”, theo hướng bền vững hơn, vừa hỗ trợ cho các đối tượng nhằm vượt qua khó khăn hiện tại, vừa tạo tiền đề vững chắc cho phát triển sản xuất, kinh doanh trong dài hạn.

Do vậy, việc triển khai đồng thời cả hai gói hỗ trợ trong bối cảnh diễn biến mới của dịch bệnh mang đến những kỳ vọng tăng cường sức đề kháng của thị trường lao động nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung, giúp người lao động và doanh nghiệp không chỉ tồn tại trong dịch bệnh mà còn tìm được hướng phát triển trong trạng thái cân bằng mới.

Để cả hai gói hỗ trợ phát huy được tối đa hiệu quả, các chính quyền địa phương cần phải vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa trong việc xác định, mở rộng các đối tượng cần được hỗ trợ; người lao động và người sử dụng lao động cần có sự kết nối, chia sẻ, cùng chung tay xây dựng cơ chế thích ứng tốt hơn để cùng vượt qua đại dịch.

(*) Nhóm Chính sách Hathaway

Xem thêm: lmth.peihgn-cal-uc-na-iv-2-nal-ort-oh-iog/389703/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gói hỗ trợ lần 2: vì an cư, lạc nghiệp!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools