CHỒNG CHÉO QUẢN LÝ
Tác hại của VTNN giả, kém chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế người dân, ảnh hưởng tài nguyên đất nhưng quản lý còn nhiều bất cập. Trong 6 tháng năm 2020, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Trà Vinh thực hiện thanh tra 69 đối tượng là cơ sở, đại lý kinh doanh phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng và thu 27 mẫu phân bón, 8 mẫu thuốc BVTV để kiểm tra chất lượng. Qua đó, có 9 đối tượng vi phạm.Cần khuyến khích sử dụng thuốc BVTV sinh học
Hàng năm, lượng thuốc BVTV sinh học nhập khẩu vào Việt Nam trung bình khoảng 10.000 tấn, chiếm khoảng 10% tổng lượng thuốc nhập khẩu, trong đó nhiều nhất là thuốc BVTV chứa hoạt chất Abamectin khoảng 4.000 tấn (35,5% tổng lượng thuốc sinh học nhập khẩu). Các loại thuốc có thành phần hữu hiệu là các vi sinh vật hầu hết được sản xuất trong nước, chủ yếu là do các viện nghiên cứu, trường đại học và một số công ty chuyên kinh doanh các thuốc sinh học sản xuất.
Trà Vinh có khoảng 210.000ha canh tác lúa, gần 19.000ha cây ăn trái và trên 53.000ha màu các loại... Do đó, hàng năm sản lượng phân bón và thuốc BVTV được nông dân sử dụng rất lớn.
Theo Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương, công tác đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm liên quan tới thuốc trừ sâu giả, phân bón giả còn nhiều khó khăn. Nguồn lực kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm còn mỏng; cơ chế, chính sách còn có một số bất cập, chồng chéo; phương thức làm ăn phi pháp ngày càng tinh vi; một bộ phận người dân chưa có thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm.
Đặc biệt, giá thành sản phẩm trong nước còn cao hơn sản phẩm nhập khẩu. Việc kiểm soát chất lượng, giá cả từ khi xuất xưởng đến người tiêu dùng chưa được quan tâm đúng mức. Đại diện Bộ Công an cho rằng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y giả, nhận biết bằng cảm quan rất khó khăn, phải mất cả tháng để giám định, phân tích và khá tốn kém...
Bộ NN&PTNT thừa nhận, trên thị trường hiện nay, tình hình sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng là phân bón, thuốc BVTV, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản và các chất dùng trong chế biến thực phẩm, nông nghiệp (VTNN) diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho nhà sản xuất, kinh doanh, nông dân và gây tâm lý bất an cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón ở nhiều địa phương vẫn chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao. Kết quả phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật còn thấp, số vụ bắt giữ về vi phạm kinh doanh phân bón mỗi năm cao nhưng chỉ có khoảng 0,3% số vụ khởi tố hình sự, vì vậy không đủ sức răn đe.
Theo Nghị định 202/2013/NĐ-CP, Chính phủ giao cho cả Bộ Công thương và Bộ NN&PTNT cùng quản lý lĩnh vực phân bón; trong đó Bộ Công thương quản lý phân bón vô cơ, còn Bộ NN&PTNT quản lý phân bón hữu cơ. Việc phân cấp quản lý này đã nảy sinh những bất cập vì trên thực tế, một cơ sở sản xuất phân bón có thể vừa sản xuất phân bón vô cơ, vừa sản xuất phân bón hữu cơ, hoặc có thể sản xuất sản phẩm pha trộn giữa cả phân vô cơ và hữu cơ. Vì vậy khi phát sinh các vấn đề, không ai đứng ra giải quyết được hoặc không ai chịu trách nhiệm.
Ngoài ra, hiện tượng làm giả, lùi hạn sử dụng, tung hàng quá date các mặt hàng VTNN ra bán ngoài thị trường nhằm trục lợi là rất phổ biến. Nạn nhân là những người nông dân thiếu hiểu biết mua trúng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc BVTV kém chất lượng, thậm chí có người lâm cảnh phá sản, nợ nần...
HƯỚNG TỚI NÔNG SẢN SẠCH
Nhằm giảm bớt, chấn chỉnh thực trạng bát nháo thị trường VTNN, nhiều ý kiến đề xuất tăng hình thức phạt để răn đe, rút giấy phép vĩnh viễn đối với cơ sở sản xuất phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng. Nhưng qua tiếp xúc với người dân, họ rất cần hướng tới nông sản sạch, hạn chế tối đa thuốc BVTV. Hội Khoa học kỹ thuật Bảo vệ thực vật Việt Nam cho rằng việc lạm dụng thuốc BVTV không chỉ làm tăng giá đầu tư, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người nông dân mà còn tạo ra các sản phẩm không an toàn.
Tại hội nghị "Định hướng về công tác bảo vệ thực vật trong tình hình mới", Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, trước thách thức của biến đổi khí hậu, nguy cơ làm gia tăng dịch bệnh đối với cây trồng và những đòi hỏi yêu cầu về chất lượng sản phẩm trồng trọt từ thị trường, đòi hỏi công tác BVTV phải có sự thay đổi, khắc phục tình trạng lạm dụng thuốc BVTV, giảm giá thành sản phẩm, gia tăng chất lượng nông sản, đồng thời bảo vệ tốt môi trường. Để làm điều này, ngành trồng trọt cần hướng tới giảm sử dụng phân bón hóa học, tăng sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học...
Bộ NN&PTNT tổ chức Chương trình thâm canh lúa cải tiến (SRI) vẫn tiếp tục được nhân rộng với diện tích gần 700.000ha, đã mở gần 700 lớp huấn luyện nông dân và có khoảng 1,5 triệu nông dân ứng dụng. Nông dân Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ áp dụng lịch gieo sạ né rầy, hướng dẫn nông dân xuống giống trên diện tích gieo cấy khoảng 3,2 triệu ha/3 vụ/năm. Lúa ST25 đạt giải ngon nhất thế giới cũng là loại lúa kháng sâu bệnh, chịu mặn tốt. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị cần phải giảm lượng thuốc BVTV.
"Tư lệnh" ngành nông nghiệp cho biết sẽ phấn đấu đến năm 2021, tăng lượng phân bón hữu cơ sản xuất công nghiệp để sử dụng trong nước ít nhất là
3 triệu tấn/năm và xuất khẩu đạt 0,5 triệu tấn/năm; tăng tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ so với tổng số sản phẩm phân bón từ 5% hiện nay lên 10%. Rút ngắn 30% số lượng tên thương phẩm trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam; tăng 30% lượng thuốc BVTV sinh học được đăng ký và sử dụng.
Xem thêm: lmth.77499_yat-neim-o-nal-nart-aig-nob-nahp-tav-cuht-ev-oab-couht/us-gnohp/na-uv/nv.moc.nagnoc