vĐồng tin tức tài chính 365

Sẵn sàng đón 20.000 khách nhập cảnh

2020-09-12 09:39
Sẵn sàng đón 20.000 khách nhập cảnh - Ảnh 1.

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã sẵn sàng mở cửa đón hành khách quốc tế vào Việt Nam - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Hôm qua 11-9, tại cuộc họp trực tuyến về phòng chống COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh việc mở lại đường bay quốc tế sắp tới phải theo chủ trương từng bước, không khắt khe nhưng không để người nhập cảnh tạo ra ổ dịch mới.

Công khai quy trình đưa người nhập cảnh

Về vấn đề giao thương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các hãng hàng không xem xét mở lại đường bay thương mại giữa Việt Nam với một số quốc gia, khu vực. 

Bên cạnh đó xem xét tổ chức các chuyến bay riêng cho người quá cảnh Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Campuchia... về Việt Nam. 

"Bộ Giao thông vận tải tích cực phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao xem xét giải quyết các vấn đề liên quan khi mở lại đường bay thương mại quốc tế" - ông Phúc chỉ đạo.

Ông Mai Tiến Dũng - bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - cho biết ngày 15-9 Việt Nam sẽ mở 4 đường bay đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Đến ngày 22-9 sẽ tiếp tục mở hai đường bay đến Lào và Campuchia. 

Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, mỗi địa phương sẽ có 1 - 2 chuyến bay nhập cảnh và có thể tăng dần tùy thuộc vào nhu cầu nhập cảnh.

Hiện các tỉnh thành nằm trong danh sách tiếp nhận khách nhập cảnh đã lên phương án, sẵn sàng mở rộng các khu lưu trú, đáp ứng đủ cho 20.000 khách nhập cảnh (5.000 khách/tuần) dưới sự kiểm soát chặt chẽ của địa phương.

Theo ông Dũng, việc xét nghiệm tại sân bay sẽ gặp khó khăn, khách nào không thể xét nghiệm tại sân bay có thể thực hiện tại nơi lưu trú. Giá xét nghiệm được đề nghị thống nhất với các địa phương là 1,2 triệu đồng/lần xét nghiệm PCR. 

Bên cạnh đó, trong thời gian lưu trú, khách nhập cảnh cần được yêu cầu cài đặt các phần mềm giám sát quá trình di chuyển, tiếp xúc để kiểm soát chặt chẽ.

Sẵn sàng đón 20.000 khách nhập cảnh - Ảnh 2.

Kinh nghiệm đón hành khách bị kẹt tại Đà Nẵng trong mùa dịch COVID-19 ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ là bài học quý giá cho việc mở cửa đường bay quốc tế - Ảnh: D.PHAN

Không "ngăn sông cấm chợ"

Tại buổi làm việc, UBND TP Đà Nẵng cho hay TP đã trở lại trạng thái bình thường mới, đang đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện mục tiêu kép. 

Tuy nhiên, một số địa phương khác trên cả nước hiện còn nhiều quy định như yêu cầu cách ly 14 ngày, phải có giấy xét nghiệm âm tính gây nhiều khó khăn cho người đến từ Đà Nẵng. 

Đà Nẵng đề nghị Chính phủ có phương án thống nhất để tạo điều kiện cho việc đi lại của người dân. Đại diện UBND tỉnh Quảng Nam cũng có đề nghị tương tự.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh "tinh thần mở cửa, lo làm ăn kinh doanh nhưng không được chủ quan". 

Phải chủ động chuẩn bị các kịch bản, các phương án ứng phó tình huống xảy ra của dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở khám chữa bệnh, cơ quan, các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp có lực lượng lao động lớn và các khu dân cư. 

Cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, diễn tập, hướng dẫn các biện pháp ứng phó với tình huống xảy ra dịch bệnh ở những khu vực này.

Sẵn sàng tạo mọi điều kiện để thúc đẩy thu hút đầu tư, nhất là từ các đối tác lớn. Các địa phương không áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại giao thương, không "ngăn sông cấm chợ".

Thu phí cách ly

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý sắp tới vẫn phải tiếp tục thực hiện đầy đủ các giải pháp phòng chống dịch, không lơ là chủ quan. Nhất là phải hình thành cho cộng đồng thói quen phòng dịch trong tiếp xúc hằng ngày, trong nếp sống, đặc biệt là những nơi có đám đông.

Ông Phúc yêu cầu UBND các tỉnh thành phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính tổ chức thực hiện cách ly có thu phí. 

Các địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ và các tỉnh lân cận của 3 thành phố này khẩn trương chỉ đạo các cơ sở lưu trú, khách sạn làm nơi cách ly người nhập cảnh có thu phí bảo đảm cơ số cách ly tối thiểu, có thể tăng dần trong thời gian tới. 

Song song đó, Bộ Công an, chính quyền các địa phương phối hợp với ngành y tế tiếp tục thực hiện giám sát chặt chẽ việc cách ly tại cơ sở lưu trú, bảo đảm yêu cầu phòng chống dịch, không để lây nhiễm chéo bệnh và lây nhiễm trong cộng đồng.

Riêng về việc thu tiền xét nghiệm COVID-19, Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ họp bàn với Bộ Tài chính, Bộ Y tế để đưa ra mức phí phù hợp. 

Thủ tướng khẳng định tuyệt đối không được lấy lãi, việc thu tiền xét nghiệm chỉ để đảm bảo các chi phí cần thiết. Các ngành chức năng cần xem xét tìm mua các chế phẩm cần thiết cho việc xét nghiệm với giá hợp lý, phải chăng.

bai bien da nang

Người dân Đà Nẵng đổ ra bãi biển chiều 11-9 - Ảnh: TẤN LỰC

"Mở cửa" thủ tục phải thuận lợi

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ban, ngành, địa phương, nhất là Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ở các cửa khẩu tạo thuận lợi về thủ tục cho các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao nước ngoài đến Việt Nam với thủ tục nhanh gọn, rõ ràng, có thời hạn cụ thể và đầu mối chịu trách nhiệm.

"Chúng ta nói mở cửa thì thủ tục phải thuận lợi, còn sau đó Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, hướng dẫn các cơ quan, các địa phương cách ly và xét nghiệm theo phương thức phù hợp", Thủ tướng nhấn mạnh.

TP.HCM chuẩn bị 27 khách sạn đón người nhập cảnh cách ly

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết TP.HCM đã chuẩn bị kế hoạch để phân luồng, tiếp nhận cách ly người nhập cảnh theo quy định. Ngoài các khu cách ly tập trung hiện có, TP.HCM mở rộng thêm 27 khách sạn tiếp nhận người nhập cảnh, các chuyên gia đến cách ly có thu phí.

"Đây là các khách sạn có nguyện vọng đăng ký tiếp nhận và được Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP, trung tâm y tế quận huyện thẩm định, hướng dẫn, khi đảm bảo đủ mọi tiêu chí an toàn mới được hoạt động", ông Bỉnh nói.

Về mức thu phí, ông Bỉnh cho biết các trung tâm cách ly tập trung do quân đội quản lý đang chờ Bộ Tài chính hướng dẫn mức tính.

Riêng ở các khách sạn, dựa trên giá thuê sẵn có, sau khi ngành y tế chuyển danh sách người cách ly họ sẽ chủ động lựa chọn đăng ký danh sách phù hợp với giá cả.

Ông Bỉnh khẳng định TP.HCM có thể tiếp nhận được trên 3.000 người nhập cảnh cách ly.

HOÀNG LỘC

Chuyên gia nhập cảnh ngắn ngày vào Việt Nam không phải cách ly tập trungChuyên gia nhập cảnh ngắn ngày vào Việt Nam không phải cách ly tập trung

TTO - Các chuyên gia và khách làm việc với mục đích ngoại giao công vụ nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày không phải cách ly tập trung y tế, nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Xem thêm: mth.275918021900202-hnac-pahn-hcahk-00002-nod-gnas-nas/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sẵn sàng đón 20.000 khách nhập cảnh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools