vĐồng tin tức tài chính 365

Hành trình mở nguồn nước Dầu Tiếng - Kỳ cuối: Hướng đến hồ 'đa mục tiêu'

2020-09-12 14:15
Hành trình mở nguồn nước Dầu Tiếng - Kỳ cuối: Hướng đến hồ đa mục tiêu - Ảnh 1.

Chiến sĩ công an trực gác ở đầu kênh Tây - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Tiếp thêm nước cho Dầu Tiếng

Sau 35 năm vận hành, "quả tim" hồ Dầu Tiếng đã và đang phát huy hiệu quả, đặc biệt là khi mở thêm kênh tưới Tân Hưng và được tiếp nước từ hồ thủy lợi Phước Hòa cách 40km. Cùng nhiệm vụ cốt lõi, hồ Dầu Tiếng đang được Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa (gọi tắt là Công ty thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa) và đơn vị tư vấn xây dựng đề án "đa mục tiêu" để phát triển bền vững các ngành nghề là thế mạnh, tiềm năng của hồ.

Cuối năm 2012, hồ thủy lợi Phước Hòa hoàn thành bằng việc chặn dòng sông Bé ở xã An Thái, huyện Phú Giáo, Bình Dương. Hồ có diện tích 2.000ha, thuộc các huyện Bình Long, Chơn Thành (Bình Phước) và Phú Giáo, Bến Cát (Bình Dương).

Đây là công trình thủy lợi có chức năng chuyển nước từ sông này qua sông khác, hồ tiếp nước cho hồ. Đó là nước từ sông Bé được chuyển sang sông Sài Gòn, từ hồ Phước Hòa sang hồ Dầu Tiếng. Một con kênh dài hơn 40,5km, nối hai hồ làm nhiệm vụ chuyển nước, với lưu lượng khoảng 50m3/s, tạo nên công trình thủy lợi liên hoàn Dầu Tiếng - Phước Hòa.

Nhờ được tiếp nước, hồ Dầu Tiếng chủ động nước cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất và tưới tiêu theo nhu cầu mà không sợ thiếu hụt trong mùa khô hạn, ít mưa. Ông Trần Quang Hùng, giám đốc Công ty thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa, cho biết trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra khốc liệt, hạn hán, xâm nhập mặn, lượng mưa giảm đã có lúc khiến lượng nước tích trong hồ Dầu Tiếng chỉ đạt 85% công suất thiết kế. Nhưng nhờ được tiếp nước từ hồ Phước Hòa, Dầu Tiếng tích đủ công suất, đảm bảo nguồn nước cho kinh tế - dân sinh.

"Việc bổ sung nguồn nước từ hồ Phước Hòa sang hồ Dầu Tiếng không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp, mà còn giúp xả nước đẩy mặn xuống phía hạ du trên sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn hiệu quả hơn" - ông Hùng cho biết.

Theo kết quả quan trắc, từ khi có nước Dầu Tiếng làm nhiệm vụ "đẩy mặn", nước mặn trên sông Sài Gòn bị đẩy lùi từ Thủ Dầu Một xuống Lái Thiêu, trên sông Vàm Cỏ Đông bị đẩy lùi từ Gò Dầu xuống Đức Huệ. Kết quả sau cùng là những vùng đất vốn bị nhiễm mặn, nhiễm phèn ở ven hai con sông này được "ngọt hóa". 

Những vùng đất trước đây phải bỏ hoang vì xâm nhập mặn nay thành ruộng vườn với tần suất canh tác 2 - 3 vụ/năm. Ngoài ra, nhờ được "ngọt hóa", nước hai dòng sông trên tạo được nguồn tưới cho gần 29.000ha ven sông Sài Gòn và hơn 32.000ha ven sông Vàm Cỏ Đông.

Nhờ có nước Dầu Tiếng đẩy mặn trên sông Vàm Cỏ Đông, các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức (Long An) có vùng trồng hoa màu rộng tới gần 30.000ha, mà trước đây chỉ hơn 6.000ha. Diện tích lúa của ba huyện này cũng tăng lên 50.000ha. Đặc biệt, không có nước Dầu Tiếng thì người dân TP.HCM sẽ bị khát nhiều tháng do Nhà máy nước Tân Hiệp phải đóng cửa vì nhiễm mặn.

Hệ thống kênh cấp nước từ hồ Dầu Tiếng cũng được mở thêm. Cụ thể, ban đầu hệ thống thủy nông Dầu Tiếng có hai tuyến kênh chính để đưa nước từ lòng hồ ra ngoài. Đó là các kênh chính Đông dài 45km và chính Tây dài 39km. Đến 1996, kênh Tân Hưng được xây dựng dài 29km, cũng lấy nước từ hồ Dầu Tiếng để tưới cho các huyện vùng cao Tân Châu và Tân Biên của Tây Ninh. Nếu như kênh chính Đông, chính Tây đưa nước chảy xuôi thì kênh Tân Hưng đưa nước chảy ngang.

Hành trình mở nguồn nước Dầu Tiếng - Kỳ cuối: Hướng đến hồ đa mục tiêu - Ảnh 2.

ệ thống pin năng lượng mặt trời ven hồ Dầu Tiếng - Ảnh: ĐÔNG HÀ

"Hồ đa mục tiêu - hàng triệu người dân an toàn"

Quy trình vận hành hồ Dầu Tiếng phải đảm bảo những mục tiêu lớn là tích đủ nước, an toàn tuyệt đối cho công trình và phòng lũ cho hạ du. Những năm qua, đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo an toàn cho đập nước như lắp thiết bị quan trắc, cảnh báo. Đồng thời tổ chức kiểm định an toàn đập, hồ chứa cũng như bảo trì, nâng cấp, hiện đại hóa đập, hồ chứa... Năm 1998-2000, đập Dầu Tiếng được xử lý chống thấm bằng công nghệ "tường tâm" của chuyên gia Lê Nguyễn Minh Quang.

Trong những năm gần đây, ở hồ Dầu Tiếng có nhiều hoạt động kinh tế. Cụ thể trong lòng hồ có khai thát cát, nuôi cá. Ở vùng bán ngập có các dự án điện mặt trời, xâm canh trồng cây trái, hoa màu. Trên lưu vực hồ Dầu Tiếng đã hình thành các cơ sở, nhà máy như chế biến tinh bột mì, mủ cao su. Những dự án du lịch sinh thái ở đảo Nhím, Núi Cậu, bán đảo Tha La cũng đang được triển khai... Các nhà khoa học khuyến cáo rằng: "Tất cả các hoạt động trên cần được đánh giá cụ thể về các tác động tới chất lượng nước và an toàn".

Theo ghi nhận đã từng có những vụ "đầu độc" nước ở thượng nguồn hồ Dầu Tiếng. Năm 2016, Công an Tây Ninh phát hiện một công ty chế biến tinh bột khoai mì xả nước thải chưa qua xử lý bằng đường ống ra suối Tà Ly, rồi ra bến Cửu Long (huyện Tân Châu) - đầu nguồn hồ Dầu Tiếng. Theo các nhà khoa học thủy lợi, việc khai thác cát ở lòng hồ tăng đã làm chất lượng nước trong hồ bị ô nhiễm và gây nguy cơ sạt lở, ảnh hưởng đến an toàn công trình, đặc biệt là đập chính.

Để hồ Dầu Tiếng an toàn bền vững, hiện Công ty thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa và các đơn vị tư vấn đang lập đề án, xây dựng kế hoạch sử dụng "đa mục tiêu". Việc bảo vệ an toàn cho hồ chứa là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Hồ có an toàn thì đất đai, môi trường và đặc biệt là nhiều triệu người dân sinh sống phía hạ du cũng như tài sản của họ mới được an toàn.

"Đảm bảo an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập là nhiệm vụ hết sức cấp thiết và sát sườn. Công trình cần được hỗ trợ từ các địa phương trong phối hợp quản lý. Làm sao để hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với bảo vệ môi trường nhưng không làm thay đổi nhiệm vụ của hồ chứa. Vậy mới bền vững" - ông Hùng nói.

Với vai trò đặc biệt quan trọng của mình, năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã đưa công trình hồ thủy lợi Dầu Tiếng vào danh mục "công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia". Đến năm 2019, Thủ tướng quyết định đưa công trình này vào danh mục đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt".

Kênh chính Đông chảy qua các huyện Dương Minh Châu, Gò Dầu, Trảng Bàng (Tây Ninh), Bến Cát, Dầu Tiếng (Bình Dương), Củ Chi (TP.HCM), Đức Hòa (Long An) rồi thông qua hệ thống tiêu thoát nước ra sông Sài Gòn. Nếu trường hợp xả lũ khẩn cấp, kênh chính Đông sẽ xả trực tiếp ra sông Sài Gòn mà không qua hệ thống tiêu thoát.

Kênh chính Tây chảy qua các huyện Dương Minh Châu, Hòa Thành, TP Tây Ninh, Châu Thành của tỉnh Tây Ninh. Còn kênh Tân Hưng chảy qua huyện Tân Châu và Tân Biên. Cả hai kênh này đều thông qua hệ thống tiêu thoát nước rồi đổ vào rạch Bàu Nâu, trước khi ra sông Vàm Cỏ Đông.

Khu vực lòng hồ Dầu Tiếng có 17 doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát với tổng công suất khoảng 579.100m3/năm, tập trung chủ yếu ở Tây Ninh với 12 doanh nghiệp, số còn lại ở Bình Phước và Bình Dương. Ở khu bán ngập, hiện có 18 dự án năng lượng điện mặt trời. Trong đó có 5 dự án đã đưa vào vận hành với tổng công suất 470MW. Hai nhà máy đang xây dựng dự kiến vận hành trong năm 2020 với tổng công suất 140MW. Ngoài ra còn có 11 dự án khác đã được đưa vào quy hoạch hoặc đã được và đang xin chủ trương khảo sát.

Hành trình mở nguồn nước Dầu Tiếng - Kỳ 6: Sức sống xanh từ hồ Dầu TiếngHành trình mở nguồn nước Dầu Tiếng - Kỳ 6: Sức sống xanh từ hồ Dầu Tiếng

TTO - Nhắc đến hiệu quả công trình hồ Dầu Tiếng mang lại trong hành trình 35 năm qua, tất cả nhân chứng đi xây dựng hồ từ thời sơ khai đều khẳng định: không có nước Dầu Tiếng thì khó có Tây Ninh như hôm nay.

Xem thêm: mth.9914201121900202-ueit-cum-ad-oh-ned-gnouh-iouc-yk-gneit-uad-coun-nougn-om-hnirt-hnah/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hành trình mở nguồn nước Dầu Tiếng - Kỳ cuối: Hướng đến hồ 'đa mục tiêu'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools