vĐồng tin tức tài chính 365

Ngành khai thác vàng già cỗi của Nam Phi ‘hồi sinh’ nhờ cơn sốt vàng

2020-09-14 07:49

Ngành khai thác vàng già cỗi của Nam Phi ‘hồi sinh’ nhờ cơn sốt vàng

Khánh Lan

(TBKTSG Online) – Cơn sốt giá trên thị trường vàng đã giúp ngành công nghiệp khai thác vàng ở Nam Phi, vốn trượt dài trong cơn suy thoái hơn một thập kỷ qua, phục hồi lại. Nhưng chi phí khai thác cao có thể khiến các nhà sản xuất nước này không mạo hiểm rót tiền vào các dự án đã già cỗi.

Các thợ mỏ chuẩn bị khai một thiết bị khoan ở một vàng ở Westonaria, Nam Phi. Ảnh: Bloomberg

Hưởng lợi nhờ giá vàng tăng, đồng nội tệ giảm

Thời kỳ huy hoàng của ngành khai thác vàng Nam Phi đã qua từ lâu nhưng mức giá kỷ lục của vàng trên thị trường quốc tế cộng với đồng nội tệ suy yếu đã giúp cho các nhà sản xuất vàng còn trụ lại ở nước này như ‘vớ được cọc’ khi đang chới với giữa những khó khăn.

Vàng đã tăng giá khoảng 25% trong năm nay và đạt mức kỷ lục hơn 2.000 đô la Mỹ/ounce trong thời gian gần đây khi giới đầu tư đổ xô mua vàng để nắm giữ nó như là nơi trú ẩn tài sản an toàn giữa cơn biến động kinh tế toan cầu do tác động của đại dịch Covid-19.

Đối với các nhà sản xuất vàng ở Nam Phi, cơn tăng giá của vàng càng được tiếp thêm sức mạnh nhờ đồng rand của Nam Phi giảm 16% so với đồng đô la Mỹ trong năm nay giữa lúc nền kinh tế nước này gục ngã trong cơn khủng hoảng dịch bệnh Covid-19.

Lợi nhuận tăng vọt nhờ giá xuất khẩu vàng được tính bằng đồng đô la đã giúp các nhà sản vàng của Nam Phi chống đỡ cơn suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong ít nhất một thế kỷ với tăng trưởng GDP trong quí 2 suy giảm đến 51%. Ngành khai thác vàng của Nam Phi cũng bị ảnh hưởng khi chính phủ đóng cửa hoạt động khai thác mỏ trong năm tuần từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5 để kiểm soát dịch bệnh.

Các diễn biến lạc quan trên thị trường vàng và tỷ giá đã giúp kìm hãm cơn suy giảm kéo dài của ngành khai thác vàng Nam Phi, từng đóng góp gần một nửa sản lượng vàng thỏi và vàng nữ trang toàn cầu.

Hiện tại, Harmony Gold Mining và Sibanye-Stillwater là hai công ty khai thác vàng lớn nhất Nam Phi. Harmony Gold Mining ước tính tỷ suất dòng tiền tự do trong năm tài chính 2020 có thể tăng gấp đôi với năm ngoái, lên mức từ 13-15%. Công ty này dự kiến vẫn thua lỗ trong năm nay, dù vậy, mức thua lỗ sẽ giảm mạnh, chỉ khoảng từ 1,5-1,8 rand (0,09-0,11 đô la)/cổ phiếu, giảm 64-70% so với mức lỗ 4,98 rand (0,3 đô la)/cổ phiếu vào năm ngoái. Harmony lỗ do nghiệp vụ phái sinh và do khoản nợ bằng đồng đô la Mỹ quá lớn.

Tại Công ty Sibanye-Stillwater, giá bán vàng trung bình tính theo đồng rand trong nửa đầu năm nay cao hơn 45% so với cùng năm ngoái, giúp lợi nhuận hoạt động của công ty này đạt 101 triệu đô la, cải thiện lớn so với mức lỗ 207 triệu đô la Mỹ trong nửa đầu năm 2019.

Bất lợi vì chi phí khai thác cao

Harmony và Sibanye-Stillwater là những ‘ông lớn’ cuối cùng trong ngành khai thác vàng bám trụ tại Nam Phi sau khi hồi tháng 2, AngloGold Ashanti, công ty khai thác vàng lớn thứ ba thế giới, cho biết sẽ bán các tài sản còn lại ở Nam Phi cho Harmony.

Gold Fields, một công ty khai thác vàng của Nam Phi, chỉ còn duy trì một mỏ ở nước này. Phần lớn các mỏ vàng của Gold Fields  nằm ở Ghana, Úc và Peru.

Meryl Pick, Giám đốc quản lý danh mục đầu tư ở một quỹ đầu tư vàng của Công ty Old Mutual Investment Group, nhận định: “Bảng cân đối kế toán của Harmony và Sibanye-Stillwater sẽ mạnh hơn và họ sẽ tạo ra dòng tiền mặt lành mạnh hơn so với gần đây”.

Ông cho rằng hai nhà sản xuất này này có thể kéo dài thời gian khai thác ở một số mỏ vàng nhưng việc này sẽ khó khăn hơn ở các dự án đã già cỗi và đòi hỏi vốn đầu tư lớn.

Đó là một vấn đề lớn của ngành khai vàng ở Nam Phi, nơi các mỏ vàng ngày càng già cỗi và sâu hoắm, có mỏ sâu đến gần 4.000 so với mặt đất, gây nguy hiểm cho thợ mỏ.

Ba mỏ vàng dưới lòng đất của Sibanye-Stillwater có tuổi đời trung bình 10 năm, trong khi đó, chín mỏ dưới lòng đất của Harmony đã trải qua thời gian khai thác trung bình 8 năm.

Kể từ năm 2007, Nam Phi tụt từ vị thế nhà sản xuất vàng số một thế giới giới xuống vị thế hạng 8, với mức nắm giữ thị phần sản lượng vàng toàn cầu chỉ còn 3,3% so với 10% ở thời điểm cách đây hơn 10 năm.

Số lao động trong ngành khai thác vàng của Nam Phi giảm 40% trong giai đoạn 2008-2018, trong khi đó, tiền lương của họ tăng vọt 73%. Điều này khiến chi phí khai thác một ounce vàng ở Nam Phi nằm ở mức cao nhất thế giới. Sẽ an toàn hơn và rẻ hơn nếu các công ty chọn khai thác vàng ở những nước khác từ Mỹ cho đến Peru, Úc, thậm chí ở các nước châu Phi khác như Ghana, Mali.

Các mỏ vàng ở Nam Phi của Công ty AngloGold Ashanti sản xuất được 146.000 ounce vàng trong nửa đầu năm 2020 với chi phí 1.155 đô la/ounce. Trong cùng kỳ, các mỏ khác của công ty này ở khắp châu Phi sản xuất được 773.000 ounce vàng với chi phí chỉ 690 đô la Mỹ/ounce.

Harmony và Sibanye-Stillwater, hai công ty đang nắm giữ tương lai ngành khai thác vàng của Nam Phi, cho biết giá vàng tăng cao cho phép họ trả bớt nợ và khai thác vàng ở những khu vực mà trước đây không có tính khả thi về kinh tế, giúp sản lượng vàng của họ tăng trong ngắn hạn.

Nhưng khai thác vàng ở độ sâu hơn 3.800 mét dưới lòng đất là cực kỳ tốn kém và nguy hiểm. Dù các mỏ vàng của Nam Phi chỉ đóng góp 22% trong tổng số lao động trong ngành khai khoáng của nước này nhưng chiếm đến 40 trong số 81 trường hợp tử vong do tai nạn ở các hầm mỏ trong năm 2018, theo Hội đồng Khoáng sản Nam Phi.

Neal Froneman, Giám đốc điều hành Sibanye-Stillwater, nói: “Cơn tăng giá của vàng không thực sự kích thích đầu tư dài hạn. Có một điều mà chúng tôi sẽ không làm là đào sâu hơn để khai thác vàng. Chúng tôi muốn phát triển danh mục các mỏ vàng nhưng không phải ở Nam Phi”.

Theo Wall Street Journal

Xem thêm: lmth.gnav-tos-noc-ohn-hnis-ioh-ihp-man-auc-ioc-aig-gnav-caht-iahk-hnagn/581803/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngành khai thác vàng già cỗi của Nam Phi ‘hồi sinh’ nhờ cơn sốt vàng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools