vĐồng tin tức tài chính 365

Cơ hội cho nhiều “tay chơi” mới trong ngành chăm sóc sức khỏe

2020-09-14 07:49

Cơ hội cho nhiều “tay chơi” mới trong ngành chăm sóc sức khỏe

Minh Anh

(TBKTSG) - Dịch Covid-19 không chỉ cướp đi sinh mạng của nhiều người, mà còn khiến cho người dân quan tâm, lo lắng hơn về tình hình sức khỏe của mình. Cũng từ đây, các hành vi của người dân liên quan đến sức khỏe thay đổi, tạo áp lực cho ngành y tế thay đổi, cải tiến chất lượng dịch vụ, đồng thời, thu hút nhiều “tay chơi” mới ngoài ngành y tế tham gia vào dịch vụ này.

Yoga không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn để làm đẹp. Ảnh: Thành Hoa

Nhu cầu thị trường thay đổi

Trong đợt dịch Covid-19 đầu tiên, Chính phủ thực hiện giãn cách xã hội nhằm tránh lây lan dịch bệnh nên nhiều người không còn được tập thể dục, khiêu vũ ở công viên. Từ đó, không ít người đã chuyển sang chế độ tập thể dục, thay đổi chế độ dinh dưỡng và ăn kiêng qua phần mềm (app) với chi phí gần 1 triệu đồng/tháng.

Không chỉ vậy, nhu cầu xét nghiệm, khám chữa bệnh và theo dõi sức khỏe tại nhà cũng gia tăng do thấy dịch Covid-19 đe dọa tính mạng các bệnh nhân có các bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch... Không dừng lại ở đó, nhiều gia đình còn yêu cầu bác sĩ dinh dưỡng giúp họ thiết lập chế độ dinh dưỡng hàng ngày, kèm theo chế độ tập luyện để cải thiện sức đề kháng của cơ thể.

Gần 900.000 người đã tử vong vì dịch Covid-19 trên toàn thế giới, với đa số là người già, những người mắc bệnh mãn tính (tiểu đường, huyết áp, tim mạch, viêm khớp...), những người mắc bệnh nền nặng như ung thư, suy thận, không đủ sức đề kháng để chống lại virus corona. Cũng từ đó, nhu cầu chăm sóc sức khỏe, thay đổi hành vi lối sống, sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng... bắt đầu thay đổi.

Tại tọa đàm “Đại dịch Covid-19 tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ y tế và thúc đẩy sự đổi mới lĩnh vực y tế”, do Công ty cổ phần ZTA tổ chức, bác sĩ Nguyễn Thành Danh, Giám đốc điều hành Besins Healthcare France tại Việt Nam, cho biết tại Mỹ, nghiên cứu của Deloitte về hành vi của người tiêu dùng sau dịch Covid-19, cho thấy sự gia tăng nhu cầu dịch vụ tầm soát tại nhà về các nguy cơ bệnh lý. Dịch vụ xét nghiệm đối với các bệnh mãn tính, các bệnh lý viêm nhiễm cũng gia tăng trong mùa dịch.

Đồng thời, ngày càng nhiều người có khuynh hướng kết nối với các app chăm sóc sức khỏe để theo dõi các chỉ số cận lâm sàng. Đặc biệt, những app kết hợp với xét nghiệm tầm soát tại nhà, có kết nối với trung tâm hướng dẫn tập thể dục, yoga khí công trực tuyến để cải thiện kết quả có được từ việc tầm soát, xuất hiện ngày càng nhiều.

Hiện nay Việt Nam cũng đã có một số trung tâm luyện tập thể dục, chăm sóc sức khỏe kết hợp với các dịch vụ y tế tại nhà như eDoctor, Jioheath... nhằm theo dõi và điều chỉnh các chỉ số liên quan tới bệnh mãn tính thông qua chế độ luyện tập và ăn uống cho người bệnh.

Khuynh hướng này đã thúc đẩy hình thành hệ sinh thái: bác sĩ, nhân viên y tế, bệnh nhân, bệnh viện, công ty dược, nhà cung ứng, đơn vị chăm sóc sức khỏe tận nhà,... kết nối với nhau qua các app, hệ thống dữ liệu bệnh án điện tử, bệnh án cá nhân để tương tác với nhau hiệu quả hơn.

Nhiều “tay chơi” tham gia

Ở Mỹ, thị trường chăm sóc sức khỏe phát sinh từ sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng hiện có giá trị tới 4 tỉ đô la, với 37 công ty tham gia, khoảng 1,3 tỉ đô la đã được đầu tư vào các công ty này.

Tại TPHCM, các dịch vụ xét nghiệm đi kèm với chăm sóc sức khỏe tại nhà cũng “bùng nổ” trong mùa dịch với các nhà cung cấp là Melatec, eDoctor, Jio helth... và cả các cơ sở y tế công lập.

Theo Sở Y tế TPHCM, đến tháng 9-2020, thành phố đã có 52 cơ sở khám, chữa bệnh công lập triển khai khám, chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi và người mắc bệnh mãn tính không lây; tăng cường kết nối giữa các bác sĩ khám chữa bệnh tại nhà với các bác sĩ chuyên khoa của các bệnh viện tuyến cuối để hội chẩn, tư vấn chuyên môn từ xa.

Số lượt khám và điều trị nội trú tại TPHCM trong sáu tháng đầu năm 2020 của các bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố đều giảm rõ rệt so với cùng kỳ năm trước. Tổng số lượt khám giảm 24,5%, trong đó khối bệnh viện bộ ngành giảm 17,9%, bệnh viện thành phố giảm 23,86%, khối bệnh viện quận huyện giảm 15,5%, khối bệnh viện tư nhân giảm 15,9%, phòng khám đa khoa tư nhân giảm nhiều nhất, lên đến 61,7%, trung tâm y tế và trạm y tế giảm 19,5%. Số lượt điều trị nội trú giảm 17,9%, trong đó khối bệnh viện bộ ngành giảm 20,3%, khối bệnh viện thành phố giảm 19,9%, khối bệnh viện quận huyện giảm 19,45%, khối bệnh viện tư nhân giảm nhẹ 4,5%.

Bác sĩ Danh cũng cho biết, gần đây, nhiều công ty đang chào mời các bệnh viện, phòng khám ở TPHCM để cung cấp dịch vụ chữ ký điện tử, giải pháp cho hồ sơ bệnh án điện tử và chữ ký số cho toa thuốc. Nhiều đơn vị cũng đang dùng app để đo lường sức khỏe từ xa như: đo bước chạy, nhịp tim, cân nặng, tiêu hao năng lượng khi vận động... và kết nối với các chuyên gia y tế phân tích tình hình bệnh tật để điều chỉnh chế độ tập luyện, ăn uống sao cho sức khỏe người bệnh ổn định nhất.

Bác sĩ Phùng Thị Hồng Thắm, điều hành Công ty Khởi nghiệp y tế ZTA, nhận định, dịch Covid-19 đã sản sinh ra những “tay chơi” mới, những người chưa từng tham gia vào lĩnh vực y tế cũng bắt đầu gia nhập thị trường chăm sóc sức khỏe, như những dự án chăm sóc sức khỏe y tế từ xa.

Sự kết nối này tạo ra một hệ sinh thái mới tương tác, kết nối với nhau trong công cuộc chuyển đổi số dựa trên nền tảng cốt lõi của y khoa: bệnh án điện tử, hồ sơ sức khỏe cá nhân gắn với phần mềm y khoa. Những trung tâm chẩn đoán, chăm sóc sức khỏe, những dịch vụ tiếp thị, FinTech, logistics cũng kết hợp vào hệ sinh thái này, kèm theo đó là những dịch vụ phát triển trên nền tảng mạng xã hội như: đặt hẹn, chat, tư vấn, hoặc kết nối với những khách hàng khác nhau để chia sẻ các dữ liệu. 

Xem thêm: lmth.eohk-cus-cos-mahc-hnagn-gnort-iom-iohc-yat-ueihn-ohc-ioh-oc/999703/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cơ hội cho nhiều “tay chơi” mới trong ngành chăm sóc sức khỏe”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools