vĐồng tin tức tài chính 365

Khuyến khích tư nhân đầu tư dự án điện từ chính sách cạnh tranh bình đẳng

2020-09-16 16:17

Khuyến khích tư nhân đầu tư dự án điện từ chính sách cạnh tranh bình đẳng

Vân Ly

(TBKTSG Online) - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng trong giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030, cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân đầu tư các dự án điện; tạo sự minh bạch, cạnh tranh bình đẳng.

Ý kiến trên được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đưa ra tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào ngày 16-9.

Ủy ban Kinh tế Quốc hội đề xuất, cần có chính sách đầu tư cần hướng đến thu hút nhà đầu tư theo vùng, miền, tạo sự hài hòa trong cơ cấu nguồn điện, lưới điện các vùng, miền trên cả nước. Ảnh minh họa một dự án điện mặt trời. Nguồn: TTXVN

Trình bày báo cáo kết quả phiên giải trình “Thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”, ông Vũ Hồng Thanh Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, nguồn điện giai đoạn 2011 - 2019 có sự tăng trưởng mạnh - tổng công suất lắp đặt nguồn điện tăng hơn 2,6 lần.

Cơ cấu nguồn cung điện theo chủ sở hữu khá đa dạng, ngoài Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) còn có sự tham gia của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và các nhà đầu tư tư nhân. Từng bước giảm tổn thất điện năng từ mức 10,15% vào năm 2010 xuống mức 6,5% vào năm 2019. Chỉ số tiếp cận điện năng Việt Nam có bước tiến vượt bậc. Chỉ trong vòng 5 năm (2013-2018) từ vị trí 156/189 quốc gia, vùng lãnh thổ vào năm 2013 vươn lên vị trí 27/190 vào năm 2018.

Thời gian qua, Việt Nam đã đa dạng hóa các hình thức điện nhập khẩu. Thị trường điện cạnh tranh phát điện, bán buôn đã bước đầu được hình thành và ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành điện. Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm hơn.

Tuy nhiên theo báo cáo giải trình, trong việc lập quy hoạch phát triển điện xác định rõ quy mô, thời điểm vận hành và nhà đầu tư các công trình điện lực đã hạn chế thực hiện nguyên tắc thị trường trong lựa chọn nhà đầu tư, làm giảm tính linh hoạt trong triển khai.

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày báo cáo kết quả giải trình “Thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Ảnh: Quốc hội

Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào việc nhập khẩu nhiên liệu phục vụ sản xuất điện do Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn nước sông quốc tế, dư địa để phát triển thủy điện không còn nhiều. Nhu cầu than nhập khẩu cho sản xuất điện dự kiến tăng từ 20 triệu tấn năm 2020 lên tới khoảng 72 triệu tấn năm 2030; lượng khí nhập khẩu ước tính lên tới trên 10 triệu tấn vào năm 2030.

Ngoài ra, theo ông Thanh, khi các dự án điện đòi hỏi vốn đầu tư lớn mà việc huy động vốn lại khó khăn nên ảnh hưởng đến tiến độ đưa dự án vào vận hành, nhất là từ khi Chính phủ dừng bảo lãnh cho các dự án điện. Các dự án điện năng lượng tái tạo, nhu cầu về vốn lớn, rủi ro cao (do công suất và sản lượng phụ thuộc thời tiết, khí hậu), khả năng thu hồi vốn lâu. Phần lớn các dự án này lại do các nhà đầu tư tư nhân thực hiện nên các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại thường không sẵn sàng cho vay.

Do đó, Ủy ban Kinh tế Quốc hội đề xuất, cần có chính sách đầu tư cần hướng đến thu hút nhà đầu tư theo vùng, miền, tạo sự hài hòa trong cơ cấu nguồn điện, lưới điện các vùng, miền trên cả nước. Cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân tham gia đầu tư các dự án điện; tạo sự minh bạch, cạnh tranh bình đẳng. Chính sách thu hút đầu tư cần hướng đến các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, ít tiêu tốn điện năng; thu hút nhà đầu tư theo vùng, miền, tạo sự hài hòa trong cơ cấu nguồn điện, lưới điện các vùng, miền trên cả nước.

Về giá điện, đẩy nhanh lộ trình thực hiện thị trường mua, bán điện cạnh tranh, cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp giữa nhà sản xuất và khách hàng tiêu thụ, minh bạch giá mua bán điện. Tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện giá bán buôn và bán lẻ điện bảo đảm các nguyên tắc của cơ chế thị trường, tính đúng, tính đủ và tạo nguồn lực tài chính để tái đầu tư ngành năng lượng.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đồng tình với những đề xuất của Ủy ban Kinh tế và trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội tại kì họp thứ 10 tới đây sẽ đưa báo cáo để đại biểu Quốc hội thảo luận.

Xem thêm: lmth.gnad-hnib-hnart-hnac-hcas-hnihc-ut-neid-na-ud-ut-uad-nahn-ut-hcihk-neyuhk/343803/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khuyến khích tư nhân đầu tư dự án điện từ chính sách cạnh tranh bình đẳng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools