Các đơn vị như China International Capital, CITIC Securities và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc được dự báo có thể thu về hàng triệu USD phí bảo lãnh cho các đợt niêm yết tại Trung Quốc thời gian tới.
Nguy cơ bị cấm giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ đang tạo ra một làn sóng "hồi hương" của các doanh nghiệp Trung Quốc, nhắm tới việc IPO ở các sàn của Đại lục và Hong Kong (Trung Quốc).
Trong vòng 1 năm qua, nhiều tên tuổi như Alibaba, JD.com hay Ant Financial đã lựa chọn niêm yết trên "sân nhà".
Tháng trước, các nhà chức trách Mỹ tiết lộ kế hoạch loại bỏ các công ty Trung Quốc đã niêm yết vào tháng 1/2022 và chặn các đợt chào bán cổ phiếu mới ngay lập tức nếu họ không cấp cho các cơ quan chức năng Mỹ quyền truy cập vào hồ sơ tài chính đã được kiểm toán của họ.
(Ảnh minh họa: Reuters)
Các công ty Trung Quốc từ chối chia sẻ tài liệu, viện dẫn luật trong nước về việc cấm truy cập như vậy với lý do các báo cáo có thể chứa bí mật quốc gia.
Động thái của Mỹ diễn ra vào thời điểm các nhà chức trách Hong Kong, thị trường niêm yết mới lớn nhất thế giới trong 7/11 năm qua, và chính quyền Bắc Kinh nới lỏng các quy tắc bán cổ phiếu mới.
Bắc Kinh cũng đã thực hiện một loạt các cải cách thị trường chứng khoán trong nỗ lực thu hút các công ty dự định niêm yết tại Mỹ nếu không có lời đe dọa gần đây.
Theo Dealogic, các công ty Trung Quốc đã huy động được 70 tỷ USD trên các sàn Hong Kong, Thượng Hải và Thâm Quyến trong các đợt niêm yết mới của năm nay. Con số này sánh ngang với tổng giá trị IPO ở cả trên sàn Nyse và Nasdaq là 75 tỷ USD.
VTV.vn - Theo trang Nikkei, các công ty tại Trung Quốc đang ráo riết tiến hành IPO trước khi chính thức bị Mỹ hủy niêm yết.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!