Trước thực tế này, mới đây Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đã tổ chức "Hội thảo truy xuất nguồn gốc phục vụ xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc" để bàn luận tìm giải pháp xử lý bất cập trên.
Hơn 1,2 ha vườn xoài của ông Mách (xã Mỹ Xương, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, mặc dù đã được đăng ký mã vùng trồng, đảm bảo thực hiện truy xuất nguồn gốc tại vườn bằng mã QR, tuy nhiên, đến khi thu hoạch, việc đóng gói, tiêu thụ do thương lái thực hiện.
UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, hiện toàn tỉnh có 110 mã vùng trồng cây ăn trái và có 13 mã số nhà đóng gói quả tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Để hoàn thiện hồ sơ thông quan, các nhà xuất khẩu khác đã mượn mã vùng trồng với nhau, thậm chí là của tỉnh khác để xuất khẩu.
Hậu quả là trong tháng 6 qua, 2 vùng trồng xoài và một cơ sở đóng gói tại Đồng Tháp bị dừng xuất khẩu vì có hiện tượng doanh nghiệp giả mạo tem truy xuất nguồn gốc và dùng chung mã số. Trong khi việc kiểm soát tình trạng mạo danh này còn gặp nhiều khó khăn vì thiếu đồng bộ.
Giải pháp căn cơ mang tính lâu dài là phổ biến các hoạt động truy xuất nguồn gốc cho từng hộ doanh nghiệp, hộ nông dân. (Ảnh minh họa: Dân trí)
"Hiện tại tỉnh đề xuất truy xuất cho 4 sản phẩm nông sản đã xuất khẩu nhiều sang thị trường Trung Quốc như: xoài, chanh, nhãn và mít", ông Võ Hồng Vân, Chi cục trưởng, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Đồng Tháp, cho biết.
Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia cho biết, giải pháp căn cơ mang tính lâu dài là phổ biến các hoạt động truy xuất nguồn gốc cho từng hộ doanh nghiệp, hộ nông dân. Tới đây, Trung tâm sẽ cùng các địa phương kết nối trực tiếp với các hộ nông dân để đánh giá xác nhận truy xuất đối với mã vùng trồng, xưởng đóng gói.
"Bước đầu là triển khai các dịch vụ về đánh giá, xác nhận truy xuất vùng trồng và quản lý tem truy xuất nguồn gốc để kích hoạt. Qua đó, chúng tôi sẽ xác định được nông sản đó phát đi từ vùng trồng nào, qua đơn vị đóng gói sơ chế nào, xác nhận lại xem có thực sự là cái mã trồng đó có tham gia vào lô hàng hay không, nhằm kiểm soát, tránh lạm dụng mã vùng trồng của các đơn vị khác", ông Nguyễn Văn Đoan, Chuyên gia đánh giá trưởng của Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia, nhận định.
Cũng theo ông Đoan, việc phổ biến truy xuất nguồn gốc còn phụ thuộc lớn vào công tác quản lý của cơ quan chức năng từng địa phương, đặc biệt là cho 9 loại trái cây được xuất khẩu chính ngạch: thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt.
VTV.vn - Các cơ quan chức năng ở tỉnh Đắk Lắk đang triển khai hướng dẫn cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói quả tươi xuất khẩu cho các tổ chức, cá nhân.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Xem thêm: mth.11931501181900202-nas-gnon-uahk-taux-ed-gnort-gnuv-hnad-oam-gnohc/et-hnik/nv.vtv