vĐồng tin tức tài chính 365

Có nên thành lập lực lượng 'công an xung phong'?

2020-09-19 12:55

Bộ Công an vừa đăng tải dự thảo cũng như nội dung tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Đây là một lực lượng tham gia bảo đảm an ninh trật tự mới, được thống nhất từ ba lực lượng cũ gồm bảo vệ dân phố, dân phòng và công an xã bán chuyên trách.

Có nên thành lập lực lượng 'công an xung phong'? - ảnh 1
Bộ Công an đề xuất thống nhất tên gọi của bảo vệ dân phố, dân phòng và công an xã bán chuyên trách là lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Ảnh: Tổng hợp

Đáng chú ý, trong các ý kiến tham gia xây dựng dự án luật, có đề xuất cho rằng nên đổi tên lực lượng mới này thành “công an xung phong” thay vì gọi là lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Giải trình vấn đề trên, Bộ Công an cho rằng hiện nay ở địa bàn cấp xã đã bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã. Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng quần chúng tự nguyện được tuyển chọn tham gia phối hợp, hỗ trợ Công an xã chính quy thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở.

Do vậy, nếu thay đổi tên gọi thành “công an xung phong” sẽ dẫn đến cách hiểu đây là lực lượng công an chính quy và không phân biệt được giữa lực lượng Công an xã chính quy với lực lượng “công an xung phong”. Bộ Công an đề nghị giữ nguyên nội dung này.

Cũng theo dự thảo luật, Bộ Công an quy định lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chịu sự quản lý, điều hành, chỉ đạo của UBND cấp xã; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ bảo vệ an ninh, trật tự của cơ quan công an.

Lực lượng này sẽ được bố trí thành Tổ an ninh, trật tự ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, đơn vị dân cư tương đương (gọi chung là thôn) trên địa bàn xã, phường, thị trấn; bao gồm các chức danh Tổ trưởng, Tổ phó, Tổ viên Tổ an ninh, trật tự.

Lực lượng này sẽ tham gia cùng Công an cấp xã trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở; phối hợp với dân quân tự vệ dưới sự chỉ đạo của UBND cấp xã tham gia phối hợp, hỗ trợ lực lượng chức năng thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

Ngoài ra, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có nhiệm vụ thu thập, tổng hợp, đánh giá về tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn phụ trách và báo cáo Công an cấp xã trực tiếp quản lý; gồm: Mâu thuẫn xã hội, vụ việc tụ tập đông người, khiếu kiện đông người trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng, tình hình hoạt động của bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh…

Đặc biệt, dự thảo đề xuất lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được trang bị, quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ; được trang bị, sử dụng trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận theo quy định của Chính phủ.

Lực lượng còn được hưởng mức hỗ trợ hàng tháng, được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế theo mức do HĐND cấp tỉnh quyết định; được trang bị hồ sơ, sổ sách, phương tiện, thiết bị cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Cùng với đó, UBND cấp xã căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để bố trí địa điểm, nơi làm việc của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ…

Xem thêm: lmth.033939-gnohp-gnux-na-gnoc-gnoul-cul-pal-hnaht-nen-oc/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Có nên thành lập lực lượng 'công an xung phong'?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools