vĐồng tin tức tài chính 365

Gói kích thích kinh tế sau Covid-19 lần 2 cần thực chất, tránh “vết xe đổ”!

2020-09-30 21:08

Nhìn gói 1 để toan tính gói 2

Để gói hỗ trợ kích thích kinh tế lần 2 hiệu quả hơn, đối tượng thụ hưởng có thể tiếp cận dễ hơn, theo ông cần đặc biệt chú ý điều gì?

Trên thực tế, kết quả triển khai các chính sách hỗ trợ lần 1 mới chỉ thành công đối với đối tượng thuộc diện chính sách, trong khi rất hạn chế đối với người lao động, đặc biệt là lao động phi chính thức. Tôi cho rằng, gói lần 2 phải đảm bảo độ bao phủ đến cả cả doanh nghiệp nhỏ và lớn vì cả hai đều chịu tác động tiêu cực, bao phủ đến nhóm lao động tự do vì đây là đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Việc hỗ trợ phải có chọn lọc, phân loại ngành, nghề dựa trên cơ sở đánh giá, khảo sát nhanh tác động của dịch Covid-19 đến ngành, nghề cụ thể và có điều kiện, tiêu chí nhận hỗ trợ. Tôi cho rằng, các điều kiện hay tiêu chí nhận hỗ trợ cần bao gồm tính lan tỏa (tức doanh nghiệp có sức lan tỏa, tác động tích cực tới các ngành, lĩnh vực khác), có khả năng phục hồi và cam kết không sa thải nhân viên (hoặc không quá 10%).

Còn về thời gian thực hiện thì ra sao, thưa ông?

Theo tôi, việc thực hiện gói hỗ trợ lần 2 cần có quy mô đủ lớn và thời gian phù hợp. Có thể từ quý IV năm 2020 đến hết năm 2021, như vậy mới có thể giúp người dân, doanh nghiệp vượt khó.

Như ông nói, cần xây dựng một giải pháp đồng bộ. Vậy ông có đề xuất gì thêm?

Tôi đã có nghiên cứu về những giải pháp đồng bộ. Một trong số đó là làm sao để có thể tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thực chất hơn nữa nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là về thủ tục hành chính. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng tốc độ xử lý công việc là cần thiết.

Chính phủ cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công như là một giải pháp bù đắp thiếu hụt động lực tăng trưởng trong năm 2020, ban hành chính sách và giải pháp cụ thể để thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong bối cảnh dịch chuyển chuỗi sản xuất.

Tiến trình phát triển kinh tế số cần được đẩy mạnh, vừa là để tăng năng suất lao động, vừa là theo kịp xu thế và giảm rủi ro lây lan dịch bệnh do tương tác trực tiếp. Đẩy mạnh thị trường xuất khẩu, nhất là các thị trường nhất là các thị trường còn nhiều dư địa ngay sau khi dịch được kiểm soát như Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN, Mỹ và EU. Tận dụng tốt hơn nữa các hiệp định như hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Xin cảm ơn ông!

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại vào hồi tháng 7/2020, bộ LĐ-TB&XH tiếp tục phối hợp với bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng gói kích thích kinh tế lần 2 với kinh phí ước tính là 18.600 tỷ đồng. Gói hỗ trợ này sẽ tập trung cung cấp tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ kinh doanh để phát triển sản xuất kinh doanh, khôi phục, duy trì và mở rộng việc làm cho người lao động…

Xem thêm: lmth.009094a-od-ex-tev-hnart-tahc-cuht-nac-2-nal-91-divoc-uas-et-hnik-hciht-hcik-iog/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gói kích thích kinh tế sau Covid-19 lần 2 cần thực chất, tránh “vết xe đổ”!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools