vĐồng tin tức tài chính 365

Khi vợ là nhân viên y tế

2021-09-04 10:55
Khi vợ là nhân viên y tế - Ảnh 1.

Các y bác sĩ vào tận những con hẻm nhỏ để phát thuốc điều trị cho F0 tại quận Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Đầu tháng 7-2021, tôi tiễn vợ đi làm nhiệm vụ chống dịch tại khu cách ly với hy vọng: chắc cũng nhanh thôi, TP.HCM sẽ sớm dập được dịch và vợ tôi lại trở về như những lần trước đó. 

Nhưng, đã 2 tháng trôi qua, dịch bệnh vẫn phức tạp và cuộc chiến chống COVID-19 tại TP.HCM cũng chưa thể kết thúc như hy vọng, những người chiến sĩ áo trắng vẫn tiếp tục bám trụ nơi "tiền tuyến".

Những cuộc trò chuyện bị ngắt quãng

Vợ tôi là một trong những chiến sĩ áo trắng đang làm việc ở khu cách ly tại Trường THPT chuyên năng khiếu TDTT Nguyễn Thị Định, phường 16, quận 8, TP.HCM. Công việc của kíp trực không kể ngày hay đêm, cứ có người F1 (sau này thành F0) là họ triển khai đón bệnh, thực hiện các nội dung liên quan đến lấy mẫu, khử khuẩn, hậu cần phục vụ bệnh nhân. 

Hiếm khi rảnh rỗi, vợ tôi thường tranh thủ lắm mới nhắn tin hoặc gọi điện được cho bố con tôi. Những cuộc trò chuyện của chúng tôi thường bị đứt quãng bởi "có bệnh rồi, em phải đi nhận bệnh đây" hay "em phải đi lấy mẫu cho bệnh nhân"...

Đây không phải lần đầu vợ tạm biệt bố con tôi đi thực hiện nhiệm vụ chống dịch COVID-19. Giai đoạn đầu, khi Việt Nam chỉ mới lác đác có một số người nhập cảnh từ Trung Quốc, vợ tôi cũng là một trong những nhân viên y tế được Trung tâm Y tế quận 8 cử đi làm nhiệm vụ tại khu cách ly do trung tâm quản lý. 

Thời gian đầu tiên này, mỗi lần truy vết người "F" là những lần vợ tôi xuất phát giữa đêm khuya. Mỗi lần như vậy, anh chị em trong kíp trực lại lên đường đưa "người F" về khu cách ly để cách ly, theo dõi, lấy mẫu gửi đi xét nghiệm... 

Công việc tuy vất vả, mỗi lần khoác bộ đồ bảo hộ vào là mồ hôi đầm đìa, ướt hết bộ đồ phía trong nhưng cũng không ngại bằng việc một số người F1 thiếu sự hợp tác, khai báo không trung thực hay một số khác cố tình trốn tránh nên công tác truy vết của nhân viên y tế gặp khó khăn nhiều. Những lúc như vậy, phải nhờ đến lực lượng chức năng, nhất là lực lượng công an hỗ trợ để khoanh vùng, có biện pháp xử lý thích hợp.

Khác với những câu chuyện truy vết "người F" năm trước, năm nay các cuộc trò chuyện căng hơn và bị ngắt quãng nhiều. Lần này của vợ tôi là cả chuỗi ngày kíp trực phải cố gắng xử lý công việc, để vượt qua những khó khăn xen lẫn với những câu chuyện buồn trên các chuyến xe cứu thương chuyển viện, hay những thông tin từ người nhà bệnh nhân báo lại là người thân của họ không còn nữa...

Các câu chuyện vẫn bị ngắt quãng bởi những tình huống căng thẳng mà vợ tôi phải giải quyết liên quan đến công việc của mình.

Mỗi câu chuyện - một nỗi niềm

Nhiều người đã khóc khi nhìn thấy hình ảnh y bác sĩ đội mưa làm nhiệm vụ, khi họ chợp mắt ngay hành lang hay hình ảnh nhân viên y tế bị ngất xỉu... lúc đang làm việc. Thương đội ngũ nhân viên y tế, dù đang bám trụ tại tiền tuyến hay làm nhiệm vụ chống dịch ở cơ sở khi họ đang bị quá tải trầm trọng. Họ thiếu ngủ, ăn không đủ bữa hoặc bỏ bữa vì quá mệt để ăn.

Qua những câu chuyện mà vợ tâm sự với tôi, từ ngày nhận nhiệm vụ tại khu cách ly, tất cả anh chị em trong kíp trực chưa một ngày nghỉ. Cứ thế miệt mài, cố gắng hoàn thành công việc. Thời gian đầu với 12-15 nhân viên (tùy thời điểm vì có sự biến động) đã thực hiện theo dõi, cách ly cho khoảng 300 "người F" (con số này thường biến động do việc tiếp nhận thêm người và chuyển lên tuyến trên những người đã chuyển thành F0).

Sau khi có chủ trương cách ly người F1 tại nhà, khu cách ly này được mở rộng sang cả khu phòng học và chia thành các nhóm theo các khu vực để theo dõi, chăm sóc, cấp cứu bệnh nhân F0.

Công việc cứ cuốn theo nên không ai nhớ hay hình dung ra nơi đây đã, đang và sẽ nhận bao nhiêu người. Mỗi ngày, ngoài việc chuyên môn, thống kê, sổ sách, kiểm đếm chăn màn, đồ bảo hộ..., tất cả nhân viên y tế ở đây còn kiêm luôn việc tiếp nhận, cấp phát đồ ăn, thức uống do cơ quan chức năng chuyển đến, cũng như do người nhà của các F0 gửi. Nhân viên y tế lúc này kiêm luôn nhiệm vụ khuân vác trong điều kiện mặc đồ bảo hộ lại tay xách nách mang leo bộ lên đến các phòng theo từng tầng (vì khu ký túc xá ở đây chỉ xây dựng 1 trệt, 4 lầu và không có thang máy). 

Những việc nặng nhọc như gom rác thành các bao tải lớn từ các tầng khênh xuống dưới để xử lý, hay là việc các chị em ở đây phải vận chuyển các thùng hàng lên đến hàng chục ký leo cầu thang hoặc phải mang những bình phun thuốc... mà họ vẫn làm hằng ngày là những điều mà trong số chúng ta ít người hình dung được.

Một số chị em như muốn quỵ xuống vì kiệt sức, nhưng cũng động viên nhau cố gắng vượt qua bởi dịch bệnh tại thành phố đang hết sức phức tạp, không có lực lượng nào để hỗ trợ.

Những cuộc trò chuyện dù ngắt quãng nhưng cũng đủ làm cho khóe mắt cay cay, đó là các câu chuyện về nỗi nhớ nhà, nhớ con, về hoàn cảnh của các đồng nghiệp. Đồng thời, các câu chuyện về những ca cấp cứu, những bệnh nhân chuyển nặng phải cấp cứu trắng đêm hay lần chuyển viện lúc rạng sáng, những bệnh nhân không may mắn tử vong trên đường chuyển viện, hoặc tử vong sau khi chuyển tuyến trên do người nhà của họ báo lại... mà lòng nặng trĩu.

Để hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện, môi trường căng thẳng, hiểm nguy với thời gian kéo dài, cường độ cao và phải xử lý nhiều nội dung ngoài chuyên môn mang tính nặng nhọc... đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của đội ngũ chiến sĩ áo trắng.

Giờ này họ chỉ mong hết người bệnh, mong được về với gia đình, với cuộc sống bình thường. Thương lắm những chiến sĩ áo trắng, người dân hãy cố gắng giữ gìn sức khỏe của mình là đã giúp mình, giúp gia đình và xã hội.

Động viên nhau vượt khó

Ngoài kiến thức chuyên môn, "hành trang" mà các cán bộ, nhân viên y tế mang đến với công việc là 2 mũi vắc xin đã được chích vào cơ thể mỗi người. Nhưng điều đó cũng chưa thể khẳng định họ được an toàn bởi các chủng COVID-19 có những biến đổi hết sức phức tạp. Khi một số đồng nghiệp trong kíp trực bị dương tính và số người còn lại là F1 thì tâm lý lo lắng, thậm chí là hoang mang cũng xuất hiện trong họ. Trong điều kiện đó, các nhân viên y tế bị F0 thì được tiến hành cách ly, còn người F1 vẫn động viên nhau tiếp tục công việc, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

Khi vợ là nhân viên y tế - Ảnh 3.
Vợ ở tuyến đầu, chồng nơi tuyến lửa cùng nhau phòng chống COVID-19Vợ ở tuyến đầu, chồng nơi tuyến lửa cùng nhau phòng chống COVID-19

TTO - Sáng 7-8, trong cuộc họp trực tuyến với Chính phủ về công tác phòng chống dịch, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn dành nhiều lời khen cho cơ sở 2 - Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi).

Xem thêm: mth.12902059040901202-et-y-neiv-nahn-al-ov-ihk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khi vợ là nhân viên y tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools