vĐồng tin tức tài chính 365

Hậu trường ứng dụng 'quốc dân'

2021-09-05 09:44
Hậu trường ứng dụng quốc dân - Ảnh 1.

Nhóm phát triển hệ thống ứng dụng NCOVI

Nhìn một cách tích cực, những vấn đề chưa từng có do COVID-19 gây ra là chất xúc tác cho việc chuyển đổi số mạnh mẽ và bao trùm hơn của Việt Nam.

Nguyễn Huy Hoàng

Chiều muộn 6-3-2020, Nguyễn Huy Hoàng nhận cuộc gọi tới. Bên ngoài phòng họp khẩn của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19, anh Nguyễn Tiến Cường, giám đốc Trung tâm Sáng tạo của VNPT-IT, truyền đạt một kế hoạch cấp bách: hoàn thiện ứng dụng khai báo thông tin y tế toàn dân càng sớm càng tốt. 

Cuộc đua 48 giờ

Tại thời điểm đó, những chuyển biến xấu của dịch bệnh bắt đầu khởi lên khi bệnh nhân số 17 được phát hiện. “Tôi cùng một bạn thiết kế đến thẳng cuộc họp. 

Trên đường đi, cả hai vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của dự án - Hoàng nhớ lại - Không có văn bản chỉ đạo, không tuần tự theo những thiết lập chuẩn chỉnh, yêu cầu đề ra là trong 48 giờ đồng hồ phải phát triển được một ứng dụng cho toàn thể người dân Việt Nam khai báo tình trạng sức khỏe, lịch trình dịch tễ và tiếp nhận thông tin chính thống. 

Một nhiệm vụ vô tiền khoáng hậu”. 

Hai mẫu đầu tiên (prototype) được ra đời ngay tại cuộc họp. Đội ngũ thiết kế giao diện, kỹ thuật xây dựng ứng dụng và hệ thống bảo mật chạy cùng lúc. “Thiết kế thân thiện, nội dung dễ hiểu và vận hành ổn định ngay cả trong trường hợp lượng truy cập tăng đột biến”, Hoàng điểm lại ba yêu cầu quan trọng nhất được đặt ra cho NCOVI. 

Thông thường việc phát triển bất kể ứng dụng nào cũng phải bắt đầu từ việc nghiên cứu người dùng. Dưới áp lực thời gian, những đội thiết kế của anh Hoàng quyết định “đi đường tắt” bằng việc xem xét những ứng dụng phổ thông nhiều lượt tải nhất Việt Nam mà hầu như ai cũng cần - từ gọi xe, mua hàng đến đặt đồ ăn. 

“Lý luận được đưa ra là nếu người dùng đã có trải nghiệm sử dụng với một bố cục nhất định thì khi mình làm tương tự, họ sẽ không phải học thêm một kiểu thiết kế mới nữa”, anh giải thích. 

Giữa thời điểm thông tin hỗn loạn, chiến lược đặt ra là về mặt mỹ thuật, ứng dụng này phải nhìn đáng tin cậy với nội dung trình bày mạch lạc. “Xấu đẹp khó nói, nhưng nhất thiết phải tạo ra sự tin tưởng. 

Cỡ chữ to - đứng dưới góc độ chủ quan về thiết kế sẽ không ai làm như vậy, nhưng chúng tôi xác định là mình phục vụ cả những người mắt không được tinh tường”, anh Hoàng nhẩm lại những kim chỉ nam mà nhóm thiết kế đã đặt ra từ đầu. 

Giao diện đầu tiên, hay còn được gọi vui giữa dân thiết kế là “đất vàng”, phải cung cấp tất cả thông tin người dùng cần và hạn chế tối đa việc chuyển trang hay loay hoay tìm kiếm. 

Cuối ngày 9-3, NCOVI được trình làng trên hai chợ ứng dụng phổ biến của Android và iOS rồi nhanh chóng leo lên tốp đầu. Chỉ sau khoảng 3 tháng, đã có 7 triệu lượt tải với hơn 16 triệu lượt khai báo y tế tự nguyện được gửi về. 

“Sau 4 đợt dịch, chúng tôi nay đã có một bộ phận chuyên trách để vận hành hệ thống, thu thập phản hồi và cập nhật những chức năng mới. Mỗi khi bước vào một quán cà phê hay điểm công cộng nào, tôi dùng NCOVI quét mã QR để ghi lại “Tôi đã ở đây” nhằm tiện lợi cho việc truy vết nếu có tình huống xảy ra”, anh Hoàng chia sẻ. 

Hậu trường ứng dụng quốc dân - Ảnh 3.

Anh Nguyễn Huy Hoàng - trưởng phòng thiết kế UX/UI của VNPT-IT

Cú hích từ biến cố 

Là người phát triển giao diện cho Cổng dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ - những dự án chuyển đổi số trọng điểm, Nguyễn Huy Hoàng nhận định đại dịch có thể là chất xúc tác để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong lĩnh vực công. 

“Đối với Cổng dịch vụ công quốc gia, các dịch vụ được đưa ra dựa trên nhu cầu tiêu biểu của mỗi giai đoạn con người. Ví dụ, khi sinh ra thì cần làm giấy khai sinh, đến tuổi đi học thì đăng ký trường, đăng ký kết hôn, đi làm, mua nhà, mua xe”, anh Hoàng giải thích. 

Đại dịch có thể coi như là một “biến cố” trong cuộc đời của mỗi người dân, việc xây dựng được những ứng dụng đáp ứng những nhu cầu phát sinh trong thời gian cấp bách phụ thuộc nhiều vào nền tảng dữ liệu và hệ thống thiết kế sẵn có. 

“Có thể hình dung trục liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia như một ống nước mà các ban ngành, địa phương có thể chọc vào để đẩy dữ liệu lên trên, đồng thời nhận dữ liệu thông suốt từ trên xuống dưới”, anh nói thêm. 

Hơn 80% dân số Việt Nam trên 15 tuổi có sử dụng điện thoại thông minh, theo một nghiên cứu của Google và Hiệp hội Marketing di động năm 2018. Tuy nhiên, để quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực công thực sự hiệu quả, các sản phẩm công nghệ cần quan tâm hơn đến trải nghiệm người dùng. 

“Những ứng dụng “quốc dân” cần đảm bảo chạy tốt trên hầu hết các thiết bị và dễ dàng tiếp cận với người sử dụng có trình độ công nghệ khác nhau”, anh Hoàng cho biết. Điều này phải bắt đầu bằng việc tìm hiểu nhu cầu người sử dụng. 

“Đây là một lợi thế lớn của những chuyên gia lập trình và thiết kế trải nghiệm ở Việt Nam, khi chúng ta chia sẻ chung một nền văn hóa và thói quen sử dụng. Dù vị trí của Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn trên bản đồ chuyển đổi số, tôi nhìn thấy những tín hiệu lạc quan từ số lượng ngày càng nhiều các ứng dụng công được phát triển lấy người dùng làm trung tâm”, anh hy vọng.  

Cô gái trẻ tạo ứng dụng chống bắt nạtCô gái trẻ tạo ứng dụng chống bắt nạt

TTO - Khi đọc thông tin về cái chết của Rebecca, Prabhu nói cô nhận ra Internet có gì đó không ổn, và rất nhiều người lớn đang nỗ lực chống lại nạn bắt nạt qua mạng chưa thực sự chạm đến cốt lõi của vấn đề.

Xem thêm: mth.72081730182801202-nad-couq-gnud-gnu-gnourt-uah/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hậu trường ứng dụng 'quốc dân'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools