Khó khăn chồng chất trong dịch bệnh
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, đời sống của người dân gần như hoàn toàn bị đảo lộn. Hiện dịch bệnh vẫn diễn biến vô cùng phức tạp, các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai,... đã đồng loạt thực hiện nghiêm chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Điều này gây không ít cản trở tới hoạt động không chỉ các doanh nghiệp lớn mà còn có các doanh nghiệp trẻ khác.
Số liệu trong tháng 8/2021 được Tổng cục Thống kê công bố cho biết, trong 8 tháng đầu năm, cả nước có 81.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới nhưng có 85.500 doanh nghiệp rời khỏi thị trường, số lượng doanh nghiệp rời khỏi thị trường đã vượt số thành lập mới. Vì vậy, để tiếp tục duy trì và phát triển, người kinh doanh hay người tiêu dùng đều đang phải thay đổi phương thức kinh doanh và thói quen sinh hoạt.
Anh Mai Ngọc Thức, người sáng lập thương hiệu thời trang thể thao Trường An Sport, chia sẻ: Dịch Covid đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh, khó tiếp cận được khách hàng, đứt gãy chuỗi cung ứng, doanh thu giảm mạnh. Quy mô không quá lớn nhưng để đảm bảo chế độ cho tất cả nhân viên từ bộ phận kho, xưởng, kinh doanh không phải chuyện dễ dàng.
Theo anh Mai Ngọc Thức thống kê, chỉ trong chưa đầy hai năm qua, cửa hàng của anh đã hứng chịu thiệt hại hàng tỷ đồng do các đơn hàng lớn đều bị hủy bỏ một phần, thậm chí là bỏ hoàn toàn. Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, mọi người hạn chế ra ngoài và các nhu cầu mua sắm nên ngành thời trang hiện tại đang gặp khá nhiều bế tắc.
Biến thách thức thành cơ hội trong đại dịch
Có thể thấy, dịch Covid-19 đã gây ra nhiều thách thức, khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mở ra nhiều cơ hội để các ý tưởng, dự án khởi nghiệp nắm bắt thời cơ, tìm ra hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường.
Là một người kinh doanh trong ngành thời trang, anh Mai Ngọc Thức nhận thấy một số cơ hội từ trong dịch bệnh. Theo anh, hiện các đơn vị dệt may đang trì hoãn việc nhập hàng, nguồn nguyên liệu tuy có khan hiếm hơn nhưng nhu cầu cũng giảm đi nhiều.
Từ đó, anh thấy đây là cơ hội để mua các nguyên liệu với mức ưu đãi. Khi dịch được kiểm soát, hoạt động kinh doanh dần hồi phục thì doanh nghiệp của mình sẽ có nhiều lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Vừa qua anh đã đầu tư hơn 500 triệu đồng để xây dựng cửa hàng Trường An Sport nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn trong và sau mùa dịch.
Không chỉ đầu tư cửa hàng, Trường An Sport còn tích cực trong kinh doanh chuyển đổi số bằng việc bán hàng online trên nhiều nền tảng như website, mạng xã hội, thương mại điện tử… Các kênh này giúp tăng doanh số trong mùa dịch, đồng thời thương hiệu của anh được khách hàng trên cả nước biết tới nhiều hơn.
Bên cạnh đó, anh Mai Ngọc Thức cũng nhân cơ hội này để ấp ủ cửa hàng của mình những kế hoạch lớn hơn, đưa ra giải pháp để có thể biến những ý tưởng kinh doanh trở thành hiện thực trong giai đoạn tiếp theo. Với lĩnh vực sản xuất hàng thời trang, Trường An Sport tích cực chuyển đổi quy trình sản xuất sản phẩm, đa dạng kiểu dáng và chất liệu, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng.
Với vai trò là một người trẻ khởi nghiệp, trong giai đoạn khó khăn này, anh Mai Ngọc Thức đề cao vai trò của người đứng đầu. Anh dựa trên những kinh nghiệm của bản thân và cố gắng học hỏi thật nhiều, tạo có lối đi riêng của mình. Không chỉ có Covid-19 mà phải luôn sẵn sàng để ứng phó với bất kỳ khủng hoảng nào tương tự.
Từ những chia sẻ trên của anh Mai Ngọc Thức, có thể thấy nhận thức của người trẻ về kinh doanh đang có nhiều tích cực. Dù phải đối mặt với vô số khó khăn cả về tinh thần cũng như vật chất, nhưng luôn vững vàng một niềm tin rằng dịch bệnh sẽ bị đẩy lùi, kinh tế sẽ phục hồi và cuộc sống sẽ lại trở nên tươi đẹp.
Facebook Mai Ngọc Thức – chủ thương hiệu Trường An Sport:
https://www.facebook.com/ngocthuc.mai.1
Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế