So sánh với Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia hay Thái Lan, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn mới phát triển khi sự tham gia của các nhà đầu tư như các công ty bảo hiểm, quỹ trái phiếu hay đặc biệt là quỹ hưu trí vẫn còn hạn chế.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới chỉ ở giai đoạn phát triển
Theo TS Cấn Văn Lực – chuyên gia kinh tế, quy mô thị trường tài chính của Việt Nam không hề thua kém so với các nước trong khu vực.
Phân tích về quy mô thị trường tài chính là nói về 4 cấu phần: tổng tài sản của các tổ chức tín dụng, vốn hóa thị trường cổ phiếu, vốn hóa thị trường trái phiếu, doanh thu phí bảo hiểm.
Vào năm 2017, tổng tài sản của bốn phân khúc trên tương đương 314% GDP. Đến 6.2021 thì quy mô tài chính đạt đến mức 348% GDP. Quy mô thị trường tài chính gấp 3,5 lần quy mô nền kinh tế.
Xét về cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam, hệ thống ngân hàng có tổng tài sản chiếm 63,6% quy mô của thị trường tài chính. Vốn hóa thị trường cổ phiếu chiếm 29,54%. Vốn hóa của thị trường trái phiếu khoảng 6,01%. Doanh thu phí bảo hiểm chiếm 1%. Như vậy kênh vốn của hệ thống ngân hàng vẫn là kênh quan trọng.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu phát triển từ năm 2005, qua nhiều thời gian trái chiếm tỉ trọng rất nhỏ bé trên thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, từ năm 2016 trở lại đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển tương đối nhanh. Nhưng so với các nước trong khu vực, quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam rất nhỏ bé.
“Chúng ta còn nhiều tiềm năng để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Việt Nam chỉ tương đương với Philippines và nhỉnh hơn một chút Indonesia. Nhưng nhỏ hơn đa số các nước trong khu vực. Tuy nhiên cần lưu ý là tại Philippines và Indonesia, thị trường cổ phiếu của họ phát triển rất tốt”, TS Cấn Văn Lực nói.
Theo công bố của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam phát hành hơn 200 nghìn tỉ trái phiếu doanh nghiệp. Thị trường phát triển nhanh nhưng không ổn định.
“So sánh với các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia hay Thái Lan, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn mới phát triển khi sự tham gia của các nhà đầu tư như các công ty bảo hiểm, quỹ trái phiếu hay đặc biệt là quỹ hưu trí vẫn còn hạn chế. Trên thực tế, mặc dù quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã khá lớn trong tương quan với GDP, nhưng những nhà đầu tư lớn nhất vẫn là các ngân hàng”, các chuyên gia của Fiin Group nhận định.
Khối bất động sản chiếm tỉ trọng lớn
“Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã trở thành kinh dẫn vốn quan trọng cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, luôn chiếm tỉ trọng 38 - 40% trong tổng cơ cấu phát hành trái phiếu doanh nghiệp của cả năm.
Xếp thứ hai là trái phiếu doanh nghiệp của khối ngân hàng. Khối ngân hàng phát hành trái phiếu để tăng vốn trung và dài hạn, tức là tăng vốn cấp hai cho ngân hàng. Tài sản đảm bảo của ngân hàng chính là uy tín của ngân hàng”.
Xét về kỳ hạn phát hành, TS Cấn Văn Lực nhận xét: “Kỳ hạn phát hành ngày càng dài hơn. Đây là điều tích cực, điều này đồng nghĩa việc nhà đầu tư cũng sẵn sàng đầu tư dài hạn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp cũng được tích cực hơn”.
Về lãi suất, bắt đầu từ 2020, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp phát hành tăng tương đối mạnh. Lãi suất bình quân trong năm 2020 là khoảng 9,5%.
Trong bối cảnh dịch bệnh, khó khăn tiếp cận vốn, số doanh nghiệp đã quay sang thị trường trái phiếu và chấp nhận mức lãi suất cao hơn để phát hành thành công. Tuy nhiên có một tín hiệu đáng mừng là 6 tháng đầu năm nay, lãi suất trái phiếu đã có xu hướng giảm xuống còn khoảng 8%.
Xem thêm: odl.233559-naesa-coun-cac-ax-mek-teiv-peihgn-hnaod-ueihp-iart-gnourt-iht/et-hnik/nv.gnodoal