Theo tờ Wall Street Journal, Apple từng đe dọa xóa Facebook khỏi App Store sau khi một báo cáo vào năm 2019 của BBC nêu chi tiết về cách những kẻ buôn người sử dụng Facebook để bán nạn nhân.
Cụ thể, các tài liệu mà WSJ thu thập được cho thấy một nhóm điều tra của Facebook đang theo dõi một thị trường buôn người ở Trung Đông mà những người tổ chức sử dụng các dịch vụ của Facebook. Theo đó, nhóm này sẽ đăng những quảng cáo tìm người giúp việc gia đình trên Facebook nhưng sau đó nạn nhân sẽ bị bán, trao đổi làm những thứ khác hoàn toàn.
BBC đã công bố một cuộc điều tra bí mật về hoạt động này, khiến Apple đe dọa loại bỏ Facebook khỏi ứng dụng của mình.
Một bản ghi nhớ nội bộ cho thấy Facebook đã biết về nguy cơ này từ trước: Một nhà nghiên cứu của Facebook đã viết trong một báo cáo vào năm 2019 rằng: "Facebook có biết trước cuộc điều tra của BBC và lời đe dọa của Apple hay không không?" Bên dưới câu trả lời là: "Có.
Apple và Facebook hiện đều từ chối đưa ra lời bình luận về vấn đề này.
Tờ Wall Street Journal hôm thứ Năm cũng đưa tin về việc những người kiểm duyệt nội dung bằng AI của Facebook không thể phát hiện hầu hết các ngôn ngữ được sử dụng trên nền tảng này. Kết quả là họ không thể giám sát hết nội dung ở các thị trường nước ngoài.
Bài báo phát hiện ra rằng những người điều tiết nội dung của Facebook không hiểu rõ các ngôn ngữ được sử dụng ở các thị trường khác, tạo ra một "điểm mù" trong nỗ lực của công ty nhằm truy quét nội dung độc hại. Theo các tài liệu, Facebook có rất ít hoặc không có người nói tiếng địa phương cụ thể cần thiết để xác định các hành vi phạm tội như vậy.
Kết quả là các băng đảng ma túy và những kẻ buôn người sử dụng nền tảng này để tiến hành hoạt động kinh doanh của họ.
Một phát ngôn viên của Facebook thì nói với DailyMail rằng: "Chúng tôi không cho phép nội dung hoặc hành vi trên Facebook hoặc Instagram có thể dẫn đến sự bóc lột của con người. Các chính sách của chúng tôi được phát triển với sự tham vấn của các tổ chức chuyên gia, bao gồm cả Liên Hợp Quốc, và không cho phép mọi người đăng nội dung hoặc tài khoản liên quan đến nô lệ gia đình. Chúng tôi đã nỗ lực làm việc để chống lại nạn buôn người làm nô lệ gia đình trên nền tảng của mình trong nhiều năm".
Brian Boland, cựu phó chủ tịch Facebook, người giám sát quan hệ đối tác với các nhà cung cấp Internet ở châu Phi và châu Á trước khi từ chức vào cuối năm ngoái, nói với tờ WSJ rằng công ty truyền thông xã hội này coi việc lạm dụng ở các nước đang phát triển "đơn giản là chi phí kinh doanh".
Vẫn chưa rõ tại sao sau đó, Apple đã không thực hiện việc xóa Facebook khỏi ứng dụng như lời đe doạ.
WSJ cũng lưu ý rằng nhóm điều tra của Facebook đã dành hơn 1 năm để ghi lại tình trạng buôn bán nô lệ đang bùng nổ ở Trung Đông, tất cả đều diễn ra trên các ứng dụng của chính họ - cụ thể là ứng dụng Facebook và Instagram.
Họ phát hiện ra những kẻ phạm tội đã chia sẻ ảnh, mô tả kỹ năng và chi tiết cá nhân của nạn nhân, cùng với một hashtag đặc biệt để người mua biết có nghĩa là họ đang tìm người bán dâm.
Theo báo cáo của WSJ, Facebook bị phát hiện đã xóa một số trang, nhưng điều này chỉ xảy ra sau khi Apple đe dọa xóa họ khỏi App Store.
Nguồn: WSJ, BI, DailyMail
Vân Đàm
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Xem thêm: nhc.67804248002901202-erots-ppa-iohk-aox-elppa-ib-tyus-koobecaf-gnod-nahc-art-ueid/nv.zibefac