vĐồng tin tức tài chính 365

Phát triển chuỗi ngành hàng cá tra

2021-10-04 07:29

Theo Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), từ tháng 7-2021 đến nay, ngành hàng cá tra đối mặt nhiều khó khăn do ảnh hưởng đại dịch Covid-19. Việc giãn cách xã hội tại ĐBSCL đã tác động lớn đến hoạt động thả giống, nuôi, thu hoạch, chế biến và xuất khẩu cá tra.

Thua lỗ, hết vốn tái đầu tư

Diện tích thả nuôi cá tra mới ở ĐBSCL tính đến giữa tháng 9-2021 chỉ được 3.516 ha (bằng 74,3% so với cùng kỳ năm 2020). Diện tích thả nuôi trong 2 tháng giãn cách xã hội (tháng 7, 8) đã giảm khoảng 50%-55% so với các tháng trước. Sản lượng cá tra thu hoạch ước được 932.000 tấn, bằng 81,1% so cùng kỳ năm 2020.

Do thực hiện giãn cách xã hội nên các nhà máy giảm công suất chế biến, giảm thu mua nguyên liệu đầu vào. Giá cá tra thương phẩm loại 1 hiện duy trì ở mức 21.000 - 22.000 đồng/kg, thấp hơn 500 đồng/kg so với trước khi thực hiện giãn cách. Tính đến đầu tháng 9-2021, 52/106 nhà máy chế biến cá tra tại An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long phải tạm dừng hoạt động.

Ông Lê Ngọc Phát - ngụ huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp - bày tỏ lo lắng do ao nuôi của gia đình ông - khoảng 700 tấn cá tra, kích cỡ 1,2-2 kg/con - đến kỳ thu hoạch nhưng không có người mua. Vì vậy, ông Phát phải neo cá dưới ao và trung bình mỗi ngày tốn gần 1 tỉ đồng chi phí thức ăn để tránh cá sụt cân, mất sản lượng. Đến nay, gia đình ông đã tốn hàng chục tỉ đồng tiền thức ăn để duy trì đàn cá. Thế nhưng, gánh nặng về chi phí thức ăn không đáng lo bằng sự rủi ro có thể đến với đàn cá bất cứ lúc nào nếu kéo dài việc neo dưới ao.

Theo ông Nguyễn Văn Tấn - người nuôi cá ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - hầu hết người nuôi cá tra ở khu vực này đang lâm cảnh nợ nần vì mỗi đợt thu hoạch là chịu lỗ. "Chưa biết tình hình sắp tới sẽ ra sao chứ hiện tại thì chẳng những tôi mà hầu hết người nuôi cá tra ở đây coi như không còn vốn tái đầu tư. Tôi mong Chính phủ cũng như các bộ, ngành nghiên cứu hỗ trợ người nuôi cá tra vì họ đã quá lỗ, không còn vốn để tái đầu tư" - ông Tấn kiến nghị.

Phát triển chuỗi ngành hàng cá tra - Ảnh 1.

Người nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19. Ảnh: TÂM MINH

Ưu tiên vắc-xin cho lực lượng sản xuất

Các doanh nghiệp (DN) cho biết khó khăn hiện nay của ngành hàng cá tra là nhà máy chế biến giảm công suất, cá nguyên liệu dư thừa; cước vận tải biển liên tục tăng 2-3 lần, thậm chí đến 10 lần; chi phí "3 tại chỗ" tăng 50%-100%...

Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn, cho rằng giãn cách xã hội và các quy định nghiêm ngặt hạn chế đi lại đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng từ nuôi cá thịt đến nhà máy. Sang năm 2022, ĐBSCL có thể sẽ thiếu cá tra giống, dẫn đến thiếu nguyên liệu cục bộ.

Theo Tổng cục Thủy sản, để hoạt động sản xuất, nuôi trồng thủy sản của cả nước nói chung, ĐBSCL nói riêng ổn định và không đứt gãy, Chính phủ cần ưu tiên tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho những người có nguy cơ bị lây nhiễm cao như tài xế vận chuyển, thương lái thu mua, nhân công thu hoạch và chế biến. Bên cạnh đó, các bộ, ngành liên quan cần phối hợp nghiên cứu, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho DN khi thực hiện "4 tại chỗ" nhằm sớm khôi phục hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

Ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết bộ sẽ phối hợp với các ngành liên quan có hướng dẫn chung về việc giảm thiểu và phòng ngừa lây lan Covid-19 tại DN trong chiến lược chống dịch mới, sống chung với dịch bệnh. Về vắc-xin phòng Covid-19, Bộ Y tế sẽ tiếp tục quan tâm, ưu tiên cho lực lượng sản xuất trong ngành hàng cá tra...

Theo ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, thời gian qua, tỉnh rất quan tâm, tạo điều kiện cho DN hoạt động theo phương án "3 tại chỗ", nay là "4 tại chỗ". Trong đó, các DN chế biến cá tra được ưu tiên tiêm vắc-xin, đạt tỉ lệ cao. Đồng Tháp cũng đang quyết liệt thực hiện các phương án hỗ trợ, khôi phục hoạt động sản xuất - kinh doanh bám sát với bối cảnh kiểm soát dịch bệnh, theo nguyên tắc mở dần từng bước trong lộ trình bình thường mới đối với các vùng và phải bảo đảm tuyệt đối an toàn. 

An toàn và linh hoạt

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và các địa phương đã thống nhất quan điểm chuyển trạng thái từ mục tiêu không có Covid-19 sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh để vừa phòng chống dịch hiệu quả vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

"An toàn và linh hoạt là 2 yếu tố mang tính sống còn hiện nay. Bên cạnh việc bảo đảm an toàn, phòng chống dịch hiệu quả, chúng ta cần linh hoạt các phương thức, quy trình thực hiện để tạo điều kiện cho DN phục hồi sản xuất - kinh doanh" - ông Hoan nhìn nhận.

Xem thêm: mth.24763739130011202-art-ac-gnah-hnagn-iouhc-neirt-tahp/et-hnik/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phát triển chuỗi ngành hàng cá tra”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools