vĐồng tin tức tài chính 365

Giá xăng dầu chờ giảm thuế, phí

2021-10-08 08:59
Giá xăng dầu chờ giảm thuế, phí - Ảnh 1.

Giá xăng dầu đẩy chi phí vận tải tăng cao, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp (DN) đề xuất như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ, trong bối cảnh giá xăng dầu bán lẻ đã tăng cao và đang chịu áp lực tiếp tục tăng giá mạnh trong các kỳ điều hành sắp tới khi giá dầu thế giới liên tiếp lập đỉnh. Trong khi đó, các công cụ bình ổn giá rất khó được triển khai bởi quỹ đều không còn nhiều, thậm chí nhiều DN đầu mối xăng dầu âm quỹ hàng chục tỉ đồng.

Thêm khó với giá xăng dầu tăng

Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều DN bày tỏ lo lắng rằng giá xăng dầu tăng cao đã tác động mạnh đến chi phí vận hành, DN càng thêm khó khăn. Ông Nguyễn Đặng Hiến - tổng giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Quang Minh (Bidrico) - cho biết chi phí nguyên liệu đầu vào đã tăng mạnh thời gian qua, có những loại nguyên vật liệu tăng đến 30 - 60%. 

Và với giá xăng dầu tăng cao, chi phí xăng trong tháng 10-2021 đã tăng đến 13,43% so với tháng 5-2021, càng tạo thêm áp lực lên DN bởi khi chi phí đầu vào bị đội lên thì nhiều DN đã lỗ càng tiếp tục lỗ nặng hơn.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Văn Tú - tổng giám đốc Công ty CP đầu tư thương mại Nhất Tín (Nhất Tín Logistics), đơn vị có đội xe 450 chiếc, giá xăng dầu tăng cao đã tác động mạnh đến hoạt động vận tải nói chung và DN này nói riêng. 

Theo ông Tú, từ tháng 7-2021 đến tháng 9 vừa qua, chi phí vận tải của DN đã đội lên 15%. Giá xăng dầu tăng mạnh, cộng với việc phải dừng đỗ thời gian dài để xếp hàng chờ, trình giấy tờ tại các chốt kiểm soát dịch hoặc chạy cung đường khác xa hơn... khiến mức nhiên liệu tiêu hao tăng lên, gây ảnh hưởng chi phí vận hành của công ty.

Ngoài ra, việc các đường bay TP.HCM - Hà Nội và nhiều địa phương khác vẫn đang đóng cửa khiến cho việc vận chuyển tất cả các loại hàng hóa phải chuyển sang xe tải, chi phí xăng dầu của những chặng này tăng đến 30%. Do đó, sau 3 tháng nỗ lực giữ giá cước, DN này buộc lòng phải điều chỉnh tăng sau khi giá xăng dầu tăng thêm. 

"Từ ngày 25-9 đến 31-10, khi xăng dầu tiếp tục tăng giá và các khoản chi phòng dịch cũng tăng, chúng tôi buộc phải phụ thu 15% phí cung cấp dịch vụ trong mùa dịch đối với một số chặng ở các tỉnh phía Nam" - ông Tú nói.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Văn Tiu - giám đốc Công ty CP xăng dầu Tự Lực 1, mức chiết khấu tại kho đầu mối mà nhà phân phối nhận được chỉ còn khoảng 200 - 400 đồng/lít với dầu và từ 500 - 600 đồng/lít với xăng (chưa gồm thuế), thấp hơn nhiều so với mức chiết khấu trước đây lên tới hơn 1.000 đồng/lít tùy loại. 

"Để đảm bảo được hoạt động kinh doanh, mức chiết khấu bình quân phải từ 1.000 đồng/lít trở lên. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, các đại lý, thương nhân phân phối sẽ càng khó khăn, thua lỗ bởi đặc thù ngành xăng dầu là bắt buộc phải mở cửa bán hàng" - ông Tiu nói.

Giá xăng dầu chờ giảm thuế, phí - Ảnh 2.

Giá xăng dầu tăng mạnh, gánh nặng chi phí nhiên liệu đè nặng lên người tiêu dùng và doanh nghiệp - Ảnh: TỰ TRUNG

Phải giảm thuế, phí để kìm giá xăng dầu

Cùng với tác động của dịch COVID-19, giá xăng dầu thế giới liên tục tăng mạnh thời gian qua, "vượt qua mức đỉnh" 7 năm, có thời điểm giá dầu Brent lên mức 82,6 USD/thùng (ngày 6-10), tạo áp lực rất lớn đến giá xăng dầu trong nước ở kỳ điều hành vào ngày 10-10 tới. Theo ông Bùi Ngọc Bảo - chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu VN, ngành xăng dầu VN đã "hội nhập đầy đủ" với thế giới nên diễn biến giá xăng dầu thế giới tác động mạnh đến giá bán lẻ xăng dầu trong nước là điều khó tránh khỏi.

Trong ngày 4-10, OPEC+ đã quyết định giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày nhưng cũng không đủ để đáp ứng sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu, đặc biệt là nhu cầu năng lượng từ các nước lớn như Trung Quốc, EU, Mỹ... 

"Điều này đương nhiên sẽ ảnh hưởng tới VN bởi chúng ta nhập khẩu xăng dầu để chế biến và có khoảng 30% lượng được nhập để tiêu dùng. Công thức giá bán lẻ xăng dầu VN được kết cấu theo giá quốc tế, nên giá quốc tế tăng ảnh hưởng giá trong nước là khó tránh khỏi" - ông Bảo phân tích.

Trong khi đó, những công cụ nhà điều hành có thể sử dụng để bình ổn giá xăng dầu là quỹ bình ổn đều đã "cạn" dần, khi ở một số DN xăng dầu ghi nhận mức âm quỹ. Trước đó, ngay sau khi công bố giá xăng dầu tại kỳ điều hành gần đây nhất là ngày 25-9, nhiều DN đã công bố số dư quỹ bình ổn. Trong đó, Tập đoàn Xăng dầu VN (Petrolimex) cho hay Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã âm hơn 193 tỉ đồng và Tổng công ty Dầu VN (PVOil) âm hơn 709 tỉ đồng!

Một số DN đầu mối có mức dương quỹ bình ổn nhưng số dư còn rất thấp, chỉ khoảng từ vài chục triệu đến trăm triệu đồng. Bởi vậy, theo ông Bảo, nếu không có giải pháp đồng bộ khác về thuế phí, rất khó để bình ổn giá xăng dầu trong thời gian tới. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng do nguồn thu từ xăng dầu là cân đối lớn của Nhà nước từ nhiều năm nay nên việc giảm thuế sẽ rất khó khăn.

Dù vậy, dư địa để điều chỉnh giảm giá vẫn còn, đặc biệt với mặt hàng E5 bởi lẽ cơ cấu giá của mặt hàng này mang tính bù lỗ. Do đó, có thể tính toán để giảm thuế môi trường trong ngắn hạn hoặc lựa chọn giảm một số loại thuế, phí của các mặt hàng khác để có thêm dư địa giảm giá. "Nhà nước thực hiện điều chỉnh giảm thuế phí xăng dầu cũng để chia sẻ khó khăn với người dân, DN trong bối cảnh hiện nay" - vị này khuyến nghị.

Giá gas liên tục tăng cao

Theo ông Lê Quang Tuấn - phó giám đốc Công ty CP thương mại dầu khí Thái Bình Dương, từ đầu năm đến nay giá gas bán lẻ trong nước đã tăng đến 7 lần với mức tăng thêm tổng cộng là 151.000 đồng/bình 12kg, nâng giá gas lên hơn 460.000 đồng/bình - mức cao nhất trong nhiều năm gần đây.

Tuy nhiên, nhiều dự báo và phân tích về giá nhiên liệu trên thế giới cũng cho thấy giá gas sẽ tiếp tục có xu hướng tăng bởi nhu cầu sử dụng gas sưởi ấm mùa đông tăng mạnh. Chẳng hạn, giá gas nhập khẩu theo hợp đồng (CP) của tháng 11-2021 dự báo tiếp tục tăng thêm 47,5 USD/tấn, lên 845 USD/tấn. Với mức giá này, giá gas trong nước cũng sẽ tăng thêm khoảng 15.000 - 25.000 đồng/bình 12kg, lên gần 500.000 đồng/bình 12kg…

Liên tục chi quỹ bình ổn để giữ giá xăng dầu

Việc số dư quỹ bình ổn cạn dần và âm ở nhiều DN lớn là điều khó tránh khỏi khi liên bộ Công thương - Tài chính liên tục chi sử dụng Quỹ bình ổn giá trong thời gian qua và hạn chế việc trích lập vào quỹ. Theo công bố của Bộ Tài chính vào tháng 8-2021, số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu quý 2 đến hết ngày 30-6 chỉ còn 1.495 tỉ đồng.

Tuy nhiên, mức chi sử dụng quỹ liên tục được thực hiện kể từ đầu năm đến nay với tất cả các mặt hàng. Tính từ kỳ điều hành đầu tiên vào tháng 1-2021 đến hết kỳ điều hành ngày 26-8-2021, mặt hàng xăng E5 có mức chi quỹ lên tới hơn 25.300 đồng/lít, xăng RON 95 chi sử dụng quỹ hơn 10.700 đồng/lít, các mặt hàng dầu cũng chi sử dụng vài nghìn đồng/lít.

Xăng dầu các loại tăng hơn 500 đồng/lítXăng dầu các loại tăng hơn 500 đồng/lít

TTO - Thông tin từ liên bộ Tài chính - Công thương vừa công bố cho hay, tất cả mặt hàng xăng dầu đều tăng giá kể từ 15h ngày 25-9.

Xem thêm: mth.15852857080011202-ihp-euht-maig-ohc-uad-gnax-aig/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giá xăng dầu chờ giảm thuế, phí”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools