Ngày 2/10 vừa qua, tọa đàm Leaders Talk "Dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng" đã được Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) tổ chức với sự hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam (BritCham Vietnam). Các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực đã cùng thảo luận về những kỹ năng quản trị doanh nghiệp trong thời đại dịch cũng như triển vọng cho doanh nghiệp trong nền kinh tế sau đại dịch.
Khách mời đặc biệt của buổi tọa đàm là ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam và các Thị trường mới nổi khu vực châu Á. Từ kinh nghiệm quản lý điều hành một trong những công ty hàng đầu thuộc lĩnh vực dược phẩm và chăm sóc sức khỏe – một lĩnh vực đặc biệt quan trọng và có nhiều cơ hội phát triển trong những năm gần đây, ông Nitin đã có những chia sẻ bổ ích về các yếu tố nòng cốt hỗ trợ giúp doanh nghiệp xử lý và vượt qua những thách thức mà Covid-19 mang lại.
Phòng còn hơn chống: Lập trình sẵn quy trình xử lý khủng hoảng
Mọi doanh nghiệp cần lập trước một quy trình xử lý khủng hoảng và cập nhật thường xuyên mỗi 6 tháng hay 1 năm. Đồng thời, tuỳ theo lĩnh vực, mô hình hoạt động mà doanh nghiệp cần xác định đâu là những ưu tiên hàng đầu khi xảy ra khủng hoảng.
Trong trường hợp của AstraZeneca, các ưu tiên hàng đầu là: đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của nhân viên, giữ vững tăng trưởng và đảm bảo tiếp cận thuốc điều trị cho bệnh nhân, hỗ trợ Chính phủ và ngành y tế chống Covid-19.
Tiếp theo, doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ nòng cốt, lên các kế hoạch dự phòng cho mỗi mức độ khủng hoảng và các kịch bản xử lý để đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn. Ở AstraZeneca, các "đội đặc nhiệm" ở nhiều cấp độ đã được thành lập, hoạt động trong nhiều mảng khác nhau, từ chuỗi cung ứng đến hoạt động sản xuất.
Dịch bệnh có thể khiến doanh nghiệp đối mặt với những khủng hoảng lớn chưa từng có, nhưng nếu chú trọng xây dựng, đào tạo đội ngũ nhân sự chất lượng cao và có định hướng tư duy linh hoạt, doanh nghiệp có thể giải quyết được những khó khăn trước mắt, đồng thời đảm bảo được các mục tiêu và giá trị dài hạn.
Những điểm mấu chốt để lãnh đạo 1 doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng từ kinh nghiệm của AstraZeneca Việt Nam
Trong khủng hoảng, quản lý nhân sự như thế nào?
Covid-19 chính là 1 cuộc khủng hoảng y tế, do đó chìa khóa để dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua chính là đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của nhân viên thông qua cập nhật linh hoạt các chính sách về cơ chế làm việc và chế độ đãi ngộ phù hợp.
Ông Nitin chia sẻ thêm về những sáng kiến được AstraZeneca nhanh chóng triển khai nhằm đảm bảo đời sống nhân viên trong mùa dịch. Đó là AZ Vaccination (đảm bảo nhân được tiêm chủng vaccine đầy đủ, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ); AZ Care Pack (các buổi thăm khám online với bác sĩ, phiếu mua thuốc men, sổ tay kiến thức về Covid-19); cơ chế làm việc linh hoạt; AZ Fuel Up Day (để phát triển các kỹ năng cá nhân và cân bằng giữa công việc và cuộc sống) và tổ chức các cuộc họp trực tuyến toàn công ty để kết nối và khích lệ tinh thần nhân viên.
Những sáng kiến được AstraZeneca triển khai để đảm bảo các nhân viên được chăm sóc tốt nhất trong mùa dịch.
Ngoài ra, tình trạng khủng hoảng cũng khiến người lãnh đạo cần thay đổi góc nhìn về cách lựa chọn nhân sự và kỹ năng nào sẽ được đánh giá cao. Đối mặt với khó khăn bất ngờ ập đến, mọi người thường có xu hướng hoảng loạn, có thể phản ứng thái quá và bị cảm xúc chi phối. Nhưng nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần bình tĩnh và quan sát cách phản ứng của những người xung quanh để chọn ra người có tố chất phù hợp nhất cùng sát cánh vượt qua khủng hoảng. Đó là những người điềm tĩnh, sẵn sàng thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh và có tầm nhìn dài hạn.
Hợp tác giúp thế giới mạnh mẽ hơn trong thời kỳ hậu Covid
"Không một Chính phủ hay một tổ chức nào có thể một thân một mình chống chọi với thách thức lớn như những gì Covid-19 mang lại", ông Kapoor nhấn mạnh.
Hợp tác được xem là xu hướng bùng nổ hiện nay khi các doanh nghiệp tập hợp sức mạnh chuyên môn để cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Có rất nhiều cách thức để hợp tác như doanh nghiệp hợp tác với doanh nghiệp, hay với các tổ chức, chính phủ các nước, với giới hàn lâm… Ví dụ, AstraZeneca đã hợp tác với Đại học Oxford để phát triển, nghiên cứu vaccine; hợp tác chặt chẽ với các tổ chức như WHO, Liên Hợp Quốc, Bộ Y tế... để cung ứng vaccine hiệu quả, công bằng.
Đó cũng chính là lý do lãnh đạo doanh nghiệp cần có kỹ năng kết nối và phát triển mạng lưới kết nối hiệu quả. Một nhà lãnh đạo doanh nghiệp giỏi không phải là người giỏi nhất về chuyên môn mà là người có thể tập hợp những người tài cho những mục đích cao cả.
Covid-19 làm thay đổi hành vi, thói quen sử dụng công nghệ của mọi người, trong đó bao gồm sự chuyển đổi sang hình thức tương tác trực tuyến chủ yếu thay vì trực tiếp như trước đây, tiêu biểu là các cuộc họp online được tổ chức thường xuyên hơn. Do đó, ngoài những yếu tố quan trọng nói trên, không thể không nhắc đến việc đẩy mạnh chuyển đổi số và tăng cường kỹ năng giao tiếp, làm việc trực tuyến cũng như ra quyết định dựa trên dữ liệu và bằng chứng.
"Dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng" là chủ đề thứ 4 trong chuỗi sự kiện Leaders Talk, nằm trong khuôn khổ chương trình Leaders Link do BUV xây dựng với mục tiêu tạo ra một nền tảng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và ý tưởng. Đây cũng là mục tiêu của chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) của BUV. Giống như Leaders Talk, chương trình MBA tại BUV tập trung vào các kỹ năng quản trị thực tế, nghiên cứu những xu hướng mới nhất bao gồm cả các bài toán doanh nghiệp của chính học viên. Đồng thời BUV còn tổ chức nhiều sự kiện networking, workshop với chuyên gia đến từ nhiều ngành nghề nhằm mang tới cho học viên cơ hội kết nối nâng tầm sự nghiệp.
Việc gặp gỡ, kết nối với những lãnh đạo ưu tú từ nhiều lĩnh vực mang đến cho những cá nhân có mục tiêu nâng tầm sự nghiệp nhiều góc nhìn đa chiều và kiến thức, kinh nghiệm về quản lý và vận hành hoạt động kinh doanh. (Ảnh: Lớp học MBA tại BUV)
Tìm hiểu thêm về khóa MBA tại BUV: www.buv.edu.vn/mba/ hoặc hotline 096 662 9909.
Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế