vĐồng tin tức tài chính 365

Tái khởi động vận tải liên tỉnh: Tàu hỏa đắt khách, ôtô nghe ngóng

2021-10-13 08:59
Tái khởi động vận tải liên tỉnh: Tàu hỏa đắt khách, ôtô nghe ngóng - Ảnh 1.

Đường sắt bán vé trở lại, người dân cũng có thêm sự lựa chọn để về quê - Ảnh: CHÂU TUẤN

Còn đối với tàu hỏa khi được chấp thuận hoạt động lại, ngành đường sắt phải tăng tàu chạy thêm chuyến để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Vé bán chạy, đường sắt tăng tàu

8h sáng 12-10, ngành đường sắt đã chính thức mở bán lại vé tàu cho các đoàn tàu SE8 (Sài Gòn - Hà Nội) chạy ngày 13-10 và SE8 (Hà Nội - Sài Gòn) chạy ngày 15-10. 

Anh Huỳnh Công Thật (quê ở TP Huế) chia sẻ: "Gia đình tôi bị mắc kẹt lại TP.HCM đã 5 tháng nay, chỉ còn 1 tháng nữa vợ tôi sẽ sinh con. Đường sắt bán vé trở lại, người dân cũng có thêm sự lựa chọn để về quê an toàn".

Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ điều kiện để đi tàu. Đứng tần ngần trước quầy vé, anh Nguyễn Văn Khu (quê Hà Nội) cho biết đến ga được nhân viên thông tin cần phải tiêm 2 mũi vắc xin (14 ngày trở lên) mới đủ điều kiện mua vé, trong khi anh mới tiêm được 5 ngày. 

"Tôi chờ ngày tàu xe hoạt động trở lại để về quê. Giờ quy định vậy nên tôi phải chờ thêm một thời gian nữa", anh Khu chia sẻ.

Ngoài bán vé tại ga, người dân cũng có thể mua vé trên mạng thông qua hệ thống dsvn.vn. Trên hệ thống, ngành đường sắt công bố cụ thể từng toa, trong đó toa số 2 dành cho khách đi từ khu vực nguy cơ cao và rất cao sang vùng khác; toa 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 dành cho khách đi từ khu vực nguy cơ và bình thường mới sang vùng khác. 

Hệ thống cũng khuyến cáo hành khách chọn toa tàu tương ứng với khu vực trong hành trình của mình.

Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, chỉ sau 4 giờ mở bán, vé tàu khách SE7/8 đã bán gần hết. 

Ngoài ra, nhiều hành khách đã đăng ký mua vé tàu trong các ngày từ 14 đến 20-10. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã tổ chức chạy thêm đôi tàu khách SE5/6 trên tuyến Bắc - Nam từ ngày 13-10. 

Cụ thể, tàu SE5 xuất phát tại ga Hà Nội ngày 13-10, tàu SE6 xuất phát tại ga Sài Gòn ngày 15-10. Công tác đón, tiễn hành khách tại các ga, vận chuyển trên tàu được các đơn vị đường sắt và các địa phương phối hợp chặt chẽ nhằm đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch theo quy định.

Bến xe đã sẵn sàng

Trong khi tàu hỏa dường như kín chỗ trong vài ngày tới thì nhiều người dân ở các khu vực không có điều kiện đi máy bay hoặc tàu hỏa vẫn đang ngóng ngày xe khách liên tỉnh lăn bánh.

Trước đó, Sở GTVT TP.HCM đã có văn bản gửi sở GTVT các tỉnh thành ở hai đầu bến và mong muốn các địa phương có ý kiến phản hồi chấp thuận cho việc xe vận chuyển hành khách trước ngày 13-10. 

Về tần suất hoạt động, thực hiện tối thiểu 5% và tối đa không quá 30% số chuyến trong 7 ngày thí điểm của từng đơn vị theo lưu lượng đã được cho phép khai thác trước đó và có giãn cách chỗ trên xe (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm).

Đại diện bến xe Miền Đông, bến xe Miền Tây (TP.HCM) cho biết tính đến chiều 12-10 đã có khoảng 54 doanh nghiệp xe khách liên tỉnh tuyến cố định đăng ký chạy lại từ 13-10. 

Thế nhưng mới có một số địa phương có văn bản phản hồi thống nhất với TP.HCM về phương án cho xe khách tuyến cố định hoạt động lại. 

Chính vì vậy, dù bến xe, hãng xe đã chuẩn bị sẵn sàng hoạt động nhưng vẫn chưa thể đón nhiều khách trở lại từ 13-10 và vẫn phải chờ phản hồi chính thức từ nhiều địa phương khác.

Ông Trần Văn Phương, phó giám đốc bến xe Miền Tây, cho biết có 12 doanh nghiệp vận tải đăng ký hoạt động lại từ ngày 13-10 đăng ký chạy các tuyến Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang. 

Về phía bến, từ ngày 11-10 đến nay đã chuẩn bị đủ các tiêu chí phòng chống dịch để sẵn sàng mở cửa đón khách.

Tại bến xe Miền Đông cũng đã có 42 doanh nghiệp đăng ký hoạt động lại từ ngày 13-10, chủ yếu các tuyến từ TP.HCM đến các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. 

Trong đó, tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk và Hưng Yên đã đồng ý với phương án hoạt động lại, hành khách về đến tỉnh thì tuân thủ quy định phòng, chống dịch tại địa phương.

Tái khởi động vận tải liên tỉnh: Tàu hỏa đắt khách, ôtô nghe ngóng - Ảnh 2.

Sáng 12-10, người dân trình thẻ xanh COVID-19 để vào bến xe Miền Đông, quận Bình Thạnh nhận và gửi đồ - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Hãng xe hồi hộp… chờ

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một số hãng xe thương hiệu hoạt động tại TP.HCM cho biết rất mong được sớm hoạt động trở lại. 

Ông Hoàng Khánh Chiến, đại diện nhà xe Tiến Oanh (TP.HCM - Tây Nguyên), cho biết đã đăng ký hoạt động trở lại với tần suất 1-2 chuyến/ngày. 

Tuy nhiên, hãng vẫn đang chờ cơ quan chức năng quyết định. Nhà xe chạy và đánh giá hiệu quả vận chuyển, hiệu quả phòng dịch trong vòng 1 tuần rồi mới đề xuất tiếp về tần suất hoạt động trong thời gian tiếp theo.

Theo ông Chiến, thời điểm này nhà xe chạy lại đối mặt với rất nhiều khó khăn. Lo ngại nhất là quy định phòng, chống dịch COVID-19 ở mỗi địa phương mà chuyến xe ngang qua khác nhau. Tần suất chuyến hoạt động thưa thớt, doanh thu e rằng không đủ bù chi. 

Không chỉ vậy, việc test COVID-19 thường xuyên cho tài xế, nhân viên lại thêm một khoản chi không hề nhỏ. Điều này có thể gây đội giá vé, khiến quá trình đi lại chậm hơn.

Ông Chiến kiến nghị để tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hành khách liên tỉnh "bình thường mới", các địa phương cần thống nhất về quy định đi lại. 

Ngoài ra, ông Chiến kiến nghị để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, cơ quan nhà nước có thể hỗ trợ miễn phí xét nghiệm cho tài xế, nhân viên nhà xe, giảm chi phí cầu đường...

Mới có 7 tỉnh, TP chấp thuận chạy lại xe khách liên tỉnh

Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ từ 21 sở GTVT, đến hết chiều tối 12-10 mới có 7 tỉnh,TP chấp thuận kế hoạch chạy lại xe khách liên tỉnh do sở GTVT đề xuất gồm Điện Biên, TP.HCM, Đồng Nai, Bắc Giang, Quảng Trị, Quảng Bình, Ninh Bình.

Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ đã đi làm việc với từng sở GTVT Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh về kế hoạch vận tải trong thời gian tới.

T.PHÙNG

Đồng Nai: 2 tuyến xe khách đi TP.HCM, Vĩnh Long

Sở GTVT tỉnh Đồng Nai cho biết từ ngày 13 đến 20-10 sẽ thí điểm 2 tuyến hành khách cố định đi từ Đồng Nai đến TP.HCM và Vĩnh Long.

Cụ thể, trong thời gian trên sẽ có tổng cộng 16 chuyến xe khách đi từ các bến xe Tân Phú, Phương Lâm, Nam Cát Tiên (huyện Tân Phú) đến bến xe Miền Đông và bến xe Ngã Tư Ga (TP.HCM). Ở lộ trình tỉnh Vĩnh Long sẽ có 2 chuyến đi từ bến xe Đồng Nai - bến xe Vĩnh Long.

Ông Dương Minh Hưng - phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Nai - cho hay hiện sở đã có văn bản gửi 23 tỉnh thành để lấy ý kiến về hoạt động trở lại tuyến hành khách cố định liên tỉnh giữa Đồng Nai với các tỉnh, TP.

"Nếu sở GTVT các tỉnh, TP đồng ý thì tỉnh thực hiện vì tuyến cố định phải có đầu đi và đầu đến. Đồng Nai đi tỉnh nào thì tỉnh đó phải thống nhất và dần mở lại các tuyến đã đăng ký", ông Hưng nói.

H.MI

Bà Rịa - Vũng Tàu: mở 5 tuyến xe cố định đi TP.HCM

Ngày 12-10, ông Trần Thượng Chí, giám đốc Sở GTVT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh cho phép hoạt động trở lại 5 tuyến vận tải cố định đi TP.HCM và ngược lại gồm: bến xe Bà Rịa - bến xe Miền Đông và ngược lại; bến xe Bà Rịa - bến xe Miền Tây và ngược lại; bến xe Vũng Tàu - bến xe Miền Đông và ngược lại; bến xe Vũng Tàu - bến xe Miền Tây và ngược lại; bến xe Vũng Tàu - sân bay Tân Sơn Nhất và ngược lại.

Những tuyến này có tần suất từ 1-10 chuyến/ngày. Để đảm bảo phòng dịch COVID-19 trong vận chuyển hành khách, sở cũng đề xuất lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương. Đồng thời, có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên xe.

Đối với hành khách đi xe phải tuân thủ "thông điệp 5K"; khai báo y tế và phải có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên xe.

Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vận tải phải lập danh sách hành khách, tài xế, người phục vụ với đầy đủ thông tin cá nhân, nơi đến, nơi đi... Đến chiều tối 12-10, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chưa có quyết định đồng ý với tờ trình nói trên.

ĐÔNG HÀ

hinhanh  (3) ngay 12-10 3(read-only)

Hiện xe đi qua tỉnh Bến Tre vẫn phải niêm phong cửa lại, tài xế không được xuống khỏi xe trong quá trình di chuyển - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

* Khánh Hòa: tái lập các chốt kiểm soát dịch tại nhà ga, bến xe

Theo giám đốc Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Văn Dần, sở đã có báo cáo với UBND tỉnh về kế hoạch đề xuất thực hiện thí điểm hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh bằng đường bộ, đường sắt (từ ngày 13 đến 20-10). Do đó trong hôm nay chưa có tuyến xe khách nào đi từ Khánh Hòa về các tỉnh.

Thế nhưng, để phục vụ đón khách các tỉnh, TP khác đến Khánh Hòa bằng đường bộ, đường sắt từ ngày 13-10, ông Dần cho biết Sở GTVT đề xuất UBND tỉnh cho tái lập ngay các chốt kiểm tra y tế phòng chống dịch tại ga Nha Trang và các bến xe trong tỉnh.

Các chốt này sẽ quét đo thân nhiệt, kiểm tra khai báo y tế của hành khách và hướng dẫn thực hiện cách ly theo đúng quy định của Bộ Y tế và của tỉnh.

(PHAN SÔNG NGÂN)

* Lâm Đồng: e dè!

Ông Lê Đức Thành, giám đốc Công ty xe khách Thành Bưởi, nói với lượng hành khách chở hạn chế theo quy định thì "Doanh nghiệp không đạt được điểm hòa vốn, càng làm càng lỗ.

Đối với doanh nghiệp vận tải lớn còn có thể hoạt động cầm chừng nhờ kết hợp vận chuyển hàng hóa đi kèm xe khách, chờ nới lỏng quy định. Nhưng với doanh nghiệp nhỏ, có khoảng 5-6 chiếc xe thì khó có thể hoạt động".

Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng cho biết đã báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng về nội dung hoạt động xe khách liên tỉnh từ TP.HCM.

Theo đó, tỉnh Lâm Đồng sẽ tiến hành mở cửa từng bước phù hợp với tình hình phòng chống dịch. Tuy nhiên, đến chiều 12-10 UBND tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa có kết luận về phương án kết nối với TP.HCM để vận tải hành khách.

(M.VINH)

* Bình Định: doanh nghiệp mong sớm được chở khách

Chiều 12-10, tỉnh Bình Định vẫn chưa có kết luận về việc cho phép hoạt động vận chuyển hành khách liên tỉnh trở lại kể từ ngày 13-10. Vì vậy, các hãng xe khách tại Bình Định vẫn đang chờ chỉ đạo từ Sở GTVT của tỉnh.

Ông Trần Sơn Tùng, giám đốc Công ty vận tải Sơn Tùng (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), cho biết công ty đã rà soát lại số lượng tài xế, nhân viên tiêm đủ 2 mũi vắc xin cũng như kiểm tra xe để hoạt động trở lại.

"Chúng tôi chỉ chờ có văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh ban hành cho phép xe khách hoạt động trở lại là cho xe chạy đón khách ngay. Hiện giá xăng tăng và việc vận chuyển số lượng hành khách chỉ được một nửa so với trước, nhà xe chúng tôi vẫn sẽ đi vào hoạt động bình thường để giúp người dân đi lại thuận tiện hơn" - ông Tùng nói.

(LÂM THIÊN)

* Cần Thơ: doanh nghiệp nóng lòng, tỉnh bảo chờ

Chủ doanh nghiệp B.C., chuyên hoạt động vận tải hành khách tuyến cố định quận Ô Môn (TP Cần Thơ) đi TP.HCM, bày tỏ niềm vui khi biết được hoạt động trở lại.

"Điện thoại của doanh nghiệp cũng bắt đầu reo liên tục, khách hàng gọi để hỏi han. Biết chắc hoạt động lúc này sẽ lỗ nhưng chúng tôi vẫn chấp nhận vì bấy lâu nay như bị kìm hãm trong bế tắc. Được chạy, mừng lắm!" - chủ doanh nghiệp B.C tâm sự.

Tuy nhiên, một lãnh đạo Sở GTVT Cần Thơ cho biết cần phải có sự thống nhất của UBND các địa phương mới có thể vận tải hành khách được.

"Mình phải hỏi ý kiến các địa phương có đồng ý cho nối tuyến hay không, rồi thống nhất về tần suất, các biện pháp phòng chống dịch. Khi cả hai địa phương có văn bản thống nhất thì mới triển khai được. Chúng tôi đang thực hiện công đoạn này" - vị lãnh đạo sở nói.

(CHÍ HẠNH)

* Bến Tre, Tiền Giang: chưa cho xe khách liên tỉnh hoạt động

Ông Cao Minh Đức - giám đốc Sở GTVT Bến Tre - cho rằng việc thực hiện thí điểm cho xe đò chạy liên tỉnh trở lại cần phải có sự chỉ đạo thống nhất của Bộ GTVT, tránh tình trạng chệch choạc giữa các địa phương.

Do đó, tỉnh cũng chưa triển khai tuyến xe khách chạy cố định. Bởi theo ông Đức: "Nếu địa phương này cho đi nhưng địa phương kia không tiếp nhận thì không thể thực hiện được".

Tương tự, Sở GTVT Tiền Giang cũng đã có thông báo về việc tổ chức hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, tỉnh này vẫn tiếp tục tạm ngưng hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh từ Tiền Giang đi các tỉnh, TP và ngược lại đối với các hình thức tuyến cố định, xe buýt, xe hợp đồng, xe du lịch, taxi và môtô, xe máy.

(MẬU TRƯỜNG)

Xe khách liên tỉnh đi và đến TP.HCM dự kiến hoạt động từ 13-10Xe khách liên tỉnh đi và đến TP.HCM dự kiến hoạt động từ 13-10

TTO - Dự kiến, xe khách liên tỉnh đến và đi từ TP.HCM sẽ hoạt động trở lại từ ngày 13-10. Riêng hành khách đến TP.HCM chỉ cần có xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong vòng 72 giờ trước khi lên xe.

Xem thêm: mth.85250232221011202-gnogn-ehgn-oto-hcahk-tad-aoh-uat-hnit-neil-iat-nav-gnod-iohk-iat/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tái khởi động vận tải liên tỉnh: Tàu hỏa đắt khách, ôtô nghe ngóng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools