vĐồng tin tức tài chính 365

Không riêng Trung Quốc, cơn "đói điện" đang hành hạ thêm một gã khổng lồ khác của châu Á

2021-10-14 12:24

Hầu hết các nhà máy điện than của Ấn Độ đều đang có lượng than tồn kho thấp kỷ lục vào thời điểm nền kinh tế phục hồi, đẩy nhu cầu tiêu thụ điện lên một mức cao mới. Nhiệt điện than chiếm khoảng 70% sản lượng điện của Ấn Độ.

Theo Kunal Kundu, nhà kinh tế Ấn Độ tại Societe Generale, một cuộc khủng hoảng điện tiềm năng có thể tác động ngay lập tức tới sự phục hồi kinh tế non trẻ của Ấn Độ, vốn đang được dẫn dắt bởi hoạt động công nghiệp thay vì dịch vụ. Dữ liệu của Chính phủ Ấn Độ cho thấy, tính đến 6/10, 80% trong số 135 nhà máy nhiệt điện than của Ấn Độ chỉ còn có thể hoạt động thêm 8 ngày với lượng than dự trữ trong kho. Một nửa trong số đó chỉ có thể cầm cự được dưới 2 ngày.

Để so sánh, Hetal Gandhi, giám đốc nghiên cứu của công ty xếp hạng CRISIL, cho biết, trong 4 năm qua, lượng than tồn kho trung bình của các nhà máy nhiệt điện Ấn Độ được duy trì ở mức đảm bảo cho hoạt động không gián đoạn trong khoảng 18 ngày.

Không riêng Trung Quốc, cơn đói điện đang hành hạ thêm một gã khổng lồ khác của châu Á - Ảnh 1.

"Trong tháng 12, lượng than tồn kho có thể tăng lên đủ để duy trì hoạt động trong 8 tới 10 ngày nhưng sẽ không thể tăng trở lại mốc 18 ngày cho tới trước tháng 3 năm sau. Cần phải theo dõi thị trường một cách chặt chẽ trong 6 tháng tới", Gandhi nói.

Công ty than quốc doanh của Ấn Độ nắm giữ 80% sản lượng than của nước này. Tháng trước, họ đã phải tăng cường sản xuất để giải quyết tình trạng thiếu hụt trong các nhà máy điện. Tuy nhiên, để đảm bảo nhu cầu trong bối cảnh hiện nay, đó không phải bài toán dễ dàng, nhất là khi nhu cầu tăng cao nhưng lượng than nhập khẩu lại sụt giảm.

Nhu cầu điện tăng đột biến ở Ấn Độ trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8, khi mà nền kinh tế này lấy lại động lực sau khi bị làn sóng Covid-19 thứ 2 tàn phá nặng nề. Theo Gandhi, sự phục hồi kinh tế ở Ấn Độ nhanh hơn những gì mà nhiều người dự đoán. Bản thân các công ty nhiệt điện cũng duy trì lượng than tồn kho thấp và không lượng trước được nhu cầu điện tăng vọt trong năm nay.

Các nguồn sản xuất điện khác, chẳng hạn như thủy điện, khí đốt và điện hạt nhân cũng bị suy giảm. Gió mùa phân bổ không đều là một trong các yếu tố. Lượng mưa ít hơn ở một số khu vực đã ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất điện bằng sức nước.

Một số yếu tố khác, bao gồm giá khí đốt tăng mạnh cũng như các nhà máy điện hạt nhân ngừng hoạt động để bảo trì góp phần làm trầm trọng thêm vấn đề. Tất cả những điều đó đã dẫn đến sự gia tăng sản lượng điện than, làm cho tình trạng thiếu hụt ngày càng trầm trọng.

Không riêng Trung Quốc, cơn đói điện đang hành hạ thêm một gã khổng lồ khác của châu Á - Ảnh 2.

Sandeep Kalia, chuyên gia phân tích chính tại Wood Mackenzie, nói rằng các vấn đề hậu cần do gió mùa cũng hạn chế nguồn cung cấp than ngay cả khi Ấn Độ có đủ nguồn than để đáp ứng nhu cầu. Mùa mưa thường gây ra ngập lụt, khiến vận chuyển than từ các mỏ tới nhà máy nhiệt điện gặp nhiều khó khăn.

Ấn Độ là nhà nhập khẩu than lớn thứ 3 thế giới ngay cả khi có trữ lượng than lớn. Tuy nhiên, khoảng cách chênh lệch giữa giá than nhập khẩu và than trong nước ngày càng lớn khiến than nhập khẩu giảm mạnh trong những tháng gần đây. Trong đi đó, nhu cầu không giảm mà ngược lại còn tăng lên.

Nhẩu khẩu than tại các nhà máy nhiệt điện của Ấn Độ đã giảm 45% trong tháng 7 và tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, các ngành công nghiệp phi năng lượng như nhôm, thép, xi măng và giấy cũng cần một lượng lớn than để sản xuất. Nó tạo ra những áp lực khổng lồ với ngành than quốc gia đông dân thứ 2 thế giới.

Trong khi đó, chi phí vận tải lại đang tăng lên, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng diễn ra thường xuyên hơn sau khi nền kinh tế dần phục hồi sau dịch. Ngoài ra, than Ấn Độ có giá trị nhiệt thấp hơn, đồng nghĩa với việc phải sử dụng nhiều than hơn để thay thế than nhập khẩu khiến áp lực chồng áp lực.

Giá than ở Ấn Độ hoàn toàn do một tập đoàn nhà nước quyết định. Vì vậy, khi than quốc tế tăng giá, giá than trong nước của Ấn Độ sẽ tăng không đáng kể bởi nó có thể ảnh hưởng tới giá điện và gia tăng lạm phát. Các công ty không thể chuyển chi phí cao hơn lên người tiêu dùng.

Bộ trưởng Bộ Điện lực Ấn Độ Raj Kumar Singh cảnh báo rằng, cuộc khủng hoảng nguồn cung điện có thể kéo dài trong 6 tháng tới. Với mùa lễ hội ở Ấn Độ bắt đầu vào tháng này – thời điểm mà nhu cầu tiêu dùng đạt đỉnh, nhu cầu về điện có thể tăng hơn nữa. Trong khi đó, tình hình có thể trở nên trầm trọng hơn trên toàn cầu và sẽ ảnh hưởng tới Ấn Độ trong trường hợp nước này buộc phải nhập khẩu than để đảm bảo hoạt động sản xuất.

Không riêng Trung Quốc, cơn đói điện đang hành hạ thêm một gã khổng lồ khác của châu Á - Ảnh 3.

Hiện tại, Ấn Độ đang nỗ lực tăng cường nguồn cung để phần nào bù đắp những thiếu hụt. Tuy nhiên, nếu nhu cầu tiếp tục tăng lên, xuất khẩu trong các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng có thể bị ảnh hưởng. Đây là điều mà giới chức Ấn Độ không muốn xảy ra và đang tìm cách để xoa dịu nỗi lo.

Bộ Than của Ấn Độ cho biết đất nước này có đủ than để đáp ứng nhu cầu điện của các nhà máy. Bộ này cũng cho rằng quan ngại với sự gián đoạn của nguồn cung điện là "sai lầm" và "vô căn cứ". Bộ này cũng khẳng định chuỗi cung ứng than vẫn hoạt động tốt và than được đưa tới các nhà máy để đảm bảo hoạt động phát điện.

"Với sự phụ thuộc của Ấn Độ vào nhiệt điện, chúng ta có thể thấy các nhà cung cấp than trong nước đang chuyển hướng cung cấp cho ngành điện nhiều hơn các ngành khác như thép, xi măng…. Tuy nhiên, dù bằng cách nào, những ảnh hưởng trong ngắn hạn là điều không thể tránh khỏi", Kunal Kundu, nhà kinh tế Ấn Độ tại Societe Generale, nói.

Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng không loại trừ khả năng giá điện sẽ tăng lên do nhu cầu nhập khẩu các loại than giá cao từ nước ngoài. Điều này sẽ làm gia tăng áp lực lạm phát ở Ấn Độ.

Xem thêm: nhc.79371820141011202-a-uahc-auc-cahk-ol-gnohk-ag-tom-meht-ah-hnah-gnad-neid-iod-noc-couq-gnurt-gneir-gnohk/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Không riêng Trung Quốc, cơn "đói điện" đang hành hạ thêm một gã khổng lồ khác của châu Á”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools