vĐồng tin tức tài chính 365

Trò chuyện trực tuyến với Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn và 2 bác sĩ tuyến đầu tại TP.HCM

2021-10-18 10:10
Trò chuyện trực tuyến với Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn và 2 bác sĩ tuyến đầu tại TP.HCM - Ảnh 1.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn tham dự chương trình trực tuyến tại điểm cầu Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Cuộc trò chuyện trực tuyến "5 tháng chống dịch - Cơ hội bình thường mới tại TP.HCM và Đông Nam Bộ" sẽ bắt đầu từ 9h sáng thứ hai, 18-10, từ 2 điểm cầu Hà Nội và TP.HCM.

Lần đầu tiên Tuổi Trẻ Online phối hợp với Bộ Y tế tổ chức cuộc trò chuyện trực tuyến giữa các khách mời và bạn đọc Tuổi Trẻ, về chiến dịch phòng chống COVID-19 với 5 tháng cực kỳ khó khăn tại khu vực phía Nam vừa qua và cơ hội trở lại bình thường mới trong những ngày tới đây.

3 bác sĩ đã trực tiếp tham gia cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 gồm: PGS.TS Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế, TS.BS Nguyễn Tri Thức - giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, PGS.TS Lê Minh Khôi - Phó giám đốc Trung tâm Hồi sức COVID-19 Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, sẽ cùng trả lời câu hỏi của bạn đọc từ 2 điểm cầu Hà Nội và TP.HCM.

Cuộc trò chuyện được xuất hiện trên tất cả các nền tảng trực tuyến của báo Tuổi Trẻ: Tuổi Trẻ Online, YouTube và fanpage chính thức của Tuổi Trẻ từ 9h sáng nay 18-10. 

"Qua đợt dịch thứ 4 này, Bộ Y tế rút ra được bài học kinh nghiệm nào, nhất là việc lây nhiễm cộng đồng?", bạn đọc Dương Ngọc gửi đến Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn. Ông chia sẻ: Bộ Y tế trong quá trình chống dịch với biến chủng Delta rất nguy hiểm, có nhiều điểm mới, nồng độ dịch trong hô hấp rất cao (hơn 1.000 lần), vòng lây nhiễm của virus ngắn hơn (24-48 giờ, cùng lắm 72 giờ), chỉ số lây nhiễm gấp nhiều lần (1 người lây nhiễm nhanh chóng 9-10 người). Cho nên, tất cả hoạt động về mặt y tế luôn được Bộ y tế theo dõi sát sao, kể cả vấn đề làm sao hạn chế lây nhiễm trong cộng đồng, các chiến lược xét nghiệm, khuyến cáo đến ban chỉ đạo các địa phương, luôn hoàn chỉnh các phác đồ điều trị để tập trung giảm tỉ lệ nặng và nguy kịch cho bệnh nhân.

Bài học chúng ta đã nhận thấy, việc giãn cách xã hội phải thực hiện hết sức nghiêm túc, nghiêm chỉnh thì chúng ta mới hạn chế được. Tất cả người dân phải có ý thức bảo vệ chính mình và cộng đồng trong công tác phòng chống dịch, thực hiện đúng khẩu hiệu 5K.

Khi tổ chức các điểm lấy mẫu xét nghiệm, tiêm vắc xin thì việc đảm bảo an toàn cho những người tiêm vắc xin, lực lượng y tế, lấy mẫu xét nghiệm... luôn được đặt lên hàng đầu. Khuyến cáo của ngành y tế là phải đảm bảo an toàn trong lấy mẫu xét nghiệm, tiêm chủng vắc xin.

"Đến nay, chúng tôi đã có một bài học kinh nghiệm tại TP.HCM là khuyến khích người dân tự lấy mẫu xét nghiệm cho mình, và gia đình, là điều kiện đảm bảo tuyệt đối an toàn cho mình trong đợt dịch vừa qua.

Hi vọng những bài học này được ngành y tế, ban chỉ đạo các địa phương, người dân ủng hộ để đảm bảo trong đợt dịch này an toàn cho bản thân, cộng đồng", ông nói.

Trò chuyện trực tuyến với Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn và 2 bác sĩ tuyến đầu tại TP.HCM - Ảnh 3.

Hai bác sĩ Nguyễn Tri Thức (giữa) và Lê Minh Khôi (phải) tại điểm cầu TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Chia sẻ về cảm xúc cá nhân trong 5 tháng chống dịch, TS.BS Nguyễn Tri Thức - giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết khoảnh khắc ông khó quên chính là ngày nhận được cuộc điện thoại từ lãnh đạo TP.HCM. 

"Vị này trao đổi rất nhanh với tôi tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM diễn biến phức tạp, rằng tôi có thể sắp xếp và nhận nhiệm vụ là Giám đốc Bệnh viện Hồi sức COVID-19 hay không. Thời điểm này, dịch diễn ra rất nhanh và chưa có Trung tâm hồi sức cấp cứu trung ương, chỉ có duy nhất Trung tâm hồi sức cấp cứu 1.000 giường tại TP.HCM.

Trước chỉ đạo của TP, tôi rất băn khoăn và suy nghĩ vì chưa hình dung được vấn đề sắp trải qua và công việc thời gian tới như thế nào? Lúc bấy giờ, tôi trao đổi chớp nhoáng với một số trưởng các khoa phòng và các bộ phận liên quan chỉ trong vòng 15 phút.

Trả lời lãnh đạo TP.HCM, chúng tôi cần xin phép Bộ Y tế cho phép Bệnh viện Chợ Rẫy đảm trách nhiệm vụ Trung tâm hồi sức COVID-19 TP.HCM. Đây là thời khắc nhanh và chớp nhoáng, đem lại hiệu quả cao trong công tác chống dịch của TP", ông nhớ lại.

Chia sẻ cảm xúc 5 tháng chống dịch vừa qua, PGS.TS Lê Minh Khôi - phó giám đốc Trung tâm Hồi sức COVID-19 Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - dùng từ "bi tráng". Bởi vì, "bi" có nhiều mất mát, thương đau mà không tránh né được. "Tráng" là toàn bộ hệ thống chính trị từ đồng bào, thiện nguyện… vào trung tâm hồi sức hỗ trợ ngành y tế. 

"Chúng ta đi qua nhiều thương đau nhưng cuối cùng vượt qua chính mình, vượt những khoảnh khắc đau thương nhất để thêm sức mạnh từ đồng bào, đồng đội, toàn bộ nhân dân để đi qua cuộc chiến này. Đó là cảm xúc có lẽ cả cuộc đời tôi sống và hành nghề y không bao giờ có được lần thứ 2", ông xúc động.

Trò chuyện trực tuyến với Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn và 2 bác sĩ tuyến đầu tại TP.HCM - Ảnh 4.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - trưởng bộ phận thường trực chống dịch của Bộ Y tế tại TP.HCM - đã có mặt tại Bệnh viện dã chiến số 16 (Bệnh viện Bạch Mai phụ trách) ngày 15-10, trước khi toàn bộ nhân lực của Bệnh viện dã chiến số 16 về lại Hà Nội - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nói về những bài học chống dịch COVID-19 ở TP.HCM trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chia sẻ: Trong 5 tháng qua, trong làn sóng dịch thứ 4 với biến chủng Delta nguy hiểm, đầu tiên là sự quan tâm chỉ đạo hết sức sát sao, quyết liệt từ Tổng Bí thư, Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 và hệ thống chính trị các địa phương. Trong giai đoạn này, chúng ta cũng nhận được thư kêu gọi của Tổng Bí thư, Ban chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia được kiện toàn, Thủ tướng trực tiếp làm trưởng ban chỉ đạo, cùng với phó thủ tướng, các bộ trưởng, chuyên gia...

Tại TP.HCM, trong thời điểm giãn cách xã hội, chúng ta thực hiện nhiều biện pháp mà trước đây chưa từng có tiền lệ trong 3 làn sóng trước. Đó là, việc tổ chức cho các trường hợp F0 cách ly tại nhà. Việc cách ly tại nhà, với sự chỉ đạo thông qua nghị quyết 86 của Chính phủ, thông qua các công điện, chúng ta đã tổ chức, xây dựng "xã phường là pháo đài, người dân là chiến sĩ", như vậy tất cả trường hợp cách ly tại nhà được tiếp cận nhanh chóng với dịch vụ y tế, tiếp cận các gói an sinh xã hội, tổ chức phân phát gói thuốc hỗ trợ cho người dân, theo dõi tình trạng y tế.

Trong xét nghiệm, chúng áp dụng rộng rãi xét nghiệm test nhanh kháng nguyên. Với biến chủng Delta, việc tập trung số lượng lớn nồng độ virus trong dịch hô hấp, đặc biệt trong dịch mũi, chúng ta có thể phát hiện bằng test nhanh dễ dàng hơn so với biến chủng trước đây.

Vì vậy, chúng ta cũng áp dụng chiến dịch xét nghiệm thần tốc, lan rộng, có trọng tâm trọng điểm, đặc biệt ở vùng có nguy cơ cao và rất cao. Hiệu quả chiến dịch này đã đem hiệu quả hết sức đáng mừng, từ cuối tháng 8 tại TP.HCM tỉ lệ người mắc qua các đợt xét nghiệm là 3,75%, cuối tháng 9 giảm còn 0,1% là tín hiệu hết sức đáng mừng.

Chúng ta tổ chức tháp điều trị 3 tầng tại TP.HCM, dựa trên tháp này thì những mối quan hệ được xác lập, như xây dựng hệ thống bệnh viện chị em giữa các trung tâm hồi sức, bệnh viện dã chiến, cơ sở, trạm y tế xã phường. Do đó, việc chăm lo cho người dân về mặt y tế được nâng lên một bước, không có sự chồng chéo giữa các tuyến thu dung điều trị.

Bộ Y tế cũng thành lập các trung tâm hồi sức COVID-19 tại TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam với 11 trung tâm. Tại TP,HCM có 7 trung tâm với sự tham gia của bệnh viện trung ương, quân đội, tập trung hỗ trợ điều trị, giảm tỉ lệ các bệnh nhân nặng, nguy kịch, tử vong và đạt hiệu quả hết sức khích lệ.

Dự báo thời gian tới sẽ có hàng ngàn người ngoài tỉnh vào TP.HCM làm ăn, sinh sống. Việc quản lý những người này khi họ chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 liều vắc xin như thế nào? Hệ thống y tế chuẩn bị gì khi những người nêu trên bị nhiễm dịch và lây chéo nhau? Và làm sao để sống chung an toàn với dịch bệnh?

Với băn khoăn này, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết: Hiện nay theo nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế vào tháng 10 về hướng dẫn tạm thời, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả COVID-19… những biện pháp cơ bản được Chính phủ, ngành y tế, hướng dẫn cho các địa phương kể cả trong các tình huống, xây dựng các cấp độ khác nhau như cấp độ 1 (vùng xanh), 2 (vùng cam), 3 (vàng) 4 (đỏ).

Việc di chuyển, đi lại, đặc biệt với những người quay trở lại từ các địa phương về TP.HCM tham gia vào chuỗi sản xuất là hết sức cần thiết. Trách nhiệm của thành phố là xây dựng phương án linh hoạt đúng chỉ đạo của Thủ tướng để không cản trở các doanh nghiệp khi mở cửa lại, đồng thời đảm bảo an toàn trong sản xuất. Tôi được biết hiện nay tại TP.HCM, một số lượng lớn công nhân, người lao động đã rục rịch trở về thành phố.

Chúng tôi đã làm việc với thành phố, phải xây dựng kịch bản với người đến từ vùng xanh và vùng khác, người tiêm 2 mũi vắc xin, người đã có miễn dịch… sẽ có ứng xử khác nhau. Những biện pháp nêu ra đã được Chính quyền thành phố hết sức quan tâm, tôi hy vọng trong thời gian tới khi chúng ta đón các lực lượng lao động trở lại thành phố, việc phân loại phân vùng được thực hiện mềm mỏng, đúng quy định của Chính phủ, Bộ Y tế. Việc xét nghiệm cũng được hạn chế, tuy nhiên chúng ta cũng cần phải làm việc trong điều kiện đảm bảo an toàn sản xuất, nơi cư trú.

Chúng ta vẫn phải thích ứng an toàn, phải có điều kiện để an toàn. Những điều kiện đó đã được Bộ Y tế hướng dẫn. Trước hết, chúng ta phải đảm bảo tự an toàn, bằng các biện pháp 5K, tiêm đủ 2 mũi vắc xin.

Đối với xã hội an toàn, phải chuẩn bị điều kiện có thể đáp ứng được tình huống dịch nhỏ lẻ, bùng phát như hệ thống y tế, biện pháp bảo đảm an toàn sản xuất, nhà máy, xã hội như chợ, trường học, bến xe, bệnh viện…

Đối với bản thân, vẫn thực hiện 5K + vắc xin. Đối với xã hội phải chuẩn bị đầy đủ các thuốc điều trị, áp dụng công nghệ để kiểm soát an toàn, và ý thức nhân dân. Ý thức nhân dân là hết sức quan trọng, rất mong muốn các bạn thực hiện đúng.

Bạn đọc có câu hỏi về quá trình chống dịch trong 5 tháng vừa qua, về những thời khắc khó khăn và cảm động, về những biện pháp đã và sẽ áp dụng, về cơ hội trở lại bình thường mới... xin mời gửi đến các khách mời ở ô đặt câu hỏi bên dưới hoặc qua email tto@tuoitre.com.vn (vui lòng gõ tiếng Việt có dấu, xin cảm ơn!).

Xem thêm: mth.46304832161011202-mch-pt-iat-uad-neyut-is-cab-2-av-nos-gnourt-neyugn-gnourt-uht-iov-neyut-curt-neyuhc-ort/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trò chuyện trực tuyến với Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn và 2 bác sĩ tuyến đầu tại TP.HCM”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools