vĐồng tin tức tài chính 365

Quy định của địa phương không được trái với quy định của Trung ương

2021-10-19 03:05

Trao đổi tại tọa đàm “Nghị quyết 128 - Hướng tới bình thường mới” ngày 18/10, các đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và các chuyên gia nhất trí với quan điểm của Chính phủ xác định mục tiêu công tác phòng chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội; chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. 

Nghị quyết “đúng và trúng”

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 là phù hợp trong điều kiện hiện nay. Nghị quyết đã đưa ra các biện pháp đáp ứng vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

“Nghị quyết đã giao các bộ, ngành liên quan sớm ban hành các hướng dẫn chung để áp dụng trong toàn quốc. Các địa phương căn cứ vào những hướng dẫn chung đó để tổ chức triển khai một cách thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Nghị quyết cũng cho phép các địa phương linh hoạt áp dụng các biện pháp cụ thể nhưng không trái với quy định của Trung ương, không gây ách tắc về giao thông và hàng hóa, không gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh và đi lại của người dân”, ông Tuyên cho biết.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng nhấn mạnh, các quy định của địa phương không được trái với quy định của Trung ương để bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong phòng, chống dịch cũng như tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, đáp ứng mục tiêu kép.

Cũng về vấn đề trên, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, Nghị quyết 128 là quyết sách quan trọng trong thời điểm hiện nay, đưa ra rất kịp thời, rất đúng và trúng, rõ ràng về quan điểm chỉ đạo để chúng ta quán triệt, thực hiện.

“Trước đây, chúng ta thực hiện chống dịch theo Chỉ thị 15, 16, quyết sách của Chính phủ là phù hợp và với sự đồng lòng của nhân dân đã đạt được những thành quả. Ngành GTVT cũng thích ứng linh hoạt, có những giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực vận tải mới có hiệu quả. Đến thời điểm hiện nay, Nghị quyết 128 đã chỉ rất rõ và cố gắng khắc phục những bất cập để phục hồi phát triển kinh tế, phòng, chống dịch tốt. Một loạt chủ trương, giải pháp đưa ra trong Nghị quyết 128 là rất phù hợp”, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết.

Kinh tế vĩ mô - Quy định của địa phương không được trái với quy định của Trung ương

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, trong mọi điều kiện, kể cả trạng thái bình thường hay trong giai đoạn chống dịch thì ngành GTVT luôn phải đáp ứng được yêu cầu phục vụ lưu thông hàng hoá, phục vụ việc đi lại của người dân và phục vụ phòng chống dịch. (Ảnh: VGP)

Thứ trưởng Lê Đình Thọ cũng cho biết, ngay sau khi Nghị quyết 128 ra đời, Bộ GTVT đã ban hành các quy định về lĩnh vực đường bộ, hàng hải và hàng không. Mặc dù vẫn dựa vào Quyết định 4800 của Bộ Y tế (hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128) để xây dựng, nhưng Bộ cũng cụ thể hóa với các lĩnh vực cụ thể của ngành. Đây cũng là cơ sở để các địa phương áp dụng thực hiện đồng bộ trên cả nước, nhất là lĩnh vực vận tải.

Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho rằng, tổ chức vẫn là khâu quyết định sự thành công khi triển khai Nghị quyết, cũng cần lưu tâm đến vấn đề hậu kiểm, lấy quy định đã ban hành để xem xét, từ đó sẽ biết được ai làm đúng, ai làm chưa đúng.

"Chúng ta luôn nói là cả hệ thống chính trị vào cuộc, vậy thì các thành viên trong hệ thống chính trị phải làm rõ, làm đúng trách nhiệm của mình”, ông nhấn mạnh.

Dẫn chứng vừa qua, trong lĩnh vực GTVT, từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến người dân, doanh nghiệp đều phản ánh về những khó khăn, vướng mắc trong lưu thông hàng hóa, tổ chức chưa đồng bộ dẫn đến những bất cập, Thứ trưởng Lê Đình Thọ nêu rõ: “Dứt khoát lần này chúng ta phải giải quyết bất cập này; phải đồng bộ từ công tác tuyên truyền, tập huấn. Chủ trương là đúng nhưng thực hiện ở các chốt kiểm dịch còn chưa đồng bộ, hiểu chưa đúng, triển khai chưa cụ thể dẫn đến bất cập trong vấn đề lưu thông. Chỉ dừng 1 chiếc xe trên đường 5 phút có thể gây ùn tắc kéo dài đến 1 tiếng và nhiều km, gây bức xúc cho doanh nghiệp, người dân, gây lãng phí”.

Ngăn chặn tình trạng "trên bảo dưới không nghe"

Đồng quan điểm về sự cần thiết của Nghị quyết 128, TS. Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện UBTVQH, Đại biểu Quốc hội khóa XIV lưu ý thêm 3 mảng rất quan trọng trong việc triển khai Nghị quyết trong thời gian tới.

"Một là đảm bảo mạch máu lưu thông phải thông suốt, không cẩn thận sẽ thành "xơ vữa động mạch giao thông". Tôi lấy ví dụ như ở Cần Thơ vừa qua hơn 4.000 xe ùn tắc gây ra 3 nguy cơ lớn: Lây nhiễm chéo, an ninh trật tự và nguy cơ đứt gẫy chuỗi sản xuất.

Hai là nền tảng nông nghiệp. Hàng hóa phải lưu thông để sản xuất, hàng nông sản phải vận chuyển ra, không để cho khủng hoảng về lương thực thực phẩm và an sinh được.

Ba là phải bảo đảm toàn bộ hệ thống sản xuất và khu công nghiệp hoạt động trở lại. Đây không chỉ là câu chuyện sản xuất mà còn là giải quyết công việc cho người lao động, từ đó tác động trở lại ngân sách và an sinh xã hội", ông Nhưỡng nêu quan điểm.

Kinh tế vĩ mô - Quy định của địa phương không được trái với quy định của Trung ương (Hình 2).

Theo ông Lưu Bình Nhưỡng, phải loại bỏ một số lãnh đạo địa phương không tuân thủ, không hòa cùng "nhịp đập" của cả nước. (Ảnh: Hữu Thắng)

Ông Lưu Bình Nhưỡng cho biết, vừa qua, chúng ta đã có kinh nghiệm, cơ sở từ việc áp dụng Chỉ thị 15, 16, 19 và thêm Nghị quyết 128, Chính phủ cho quyền các địa phương thích ứng mà các địa phương không thích ứng nữa thì có lẽ phải đình chỉ, loại trừ, cách chức một số lãnh đạo không tuân thủ, không hòa cùng "nhịp đập" của cả nước hoặc vì câu chuyện cá nhân hay địa phương của mình mà ngăn cản các địa phương khác, ngăn cản các chủ thể khác, như thế thì không chấp nhận được. Đặc biệt, không thể để xảy ra tình trạng "trên bảo dưới không nghe", Trung ương điều hành mà địa phương không tuân thủ là việc không thể chấp nhận được.

“Tôi đề nghị các cấp có thẩm quyền, từ Nghị quyết 128 này cần có sự đánh giá chặt chẽ với lãnh đạo địa phương để xác định trách nhiệm, trong trường hợp cần báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét, xử lý, không thể để kết thúc chiến dịch mới làm.

Vào trận mà không chỉ huy được thì tôi đề nghị lui ra, để người khác làm thay chứ đánh trận mà như vậy chúng ta sẽ thua. Tôi cho rằng tính tuân thủ, tính linh hoạt cần phải được kiểm soát”, ông Lưu Bình Nhưỡng chia sẻ

Xem thêm: lmth.990135a-gnou-gnurt-auc-hnid-yuq-iov-iart-coud-gnohk-gnouhp-aid-auc-hnid-yuq/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Quy định của địa phương không được trái với quy định của Trung ương”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools