vĐồng tin tức tài chính 365

Địa phương ra văn bản chỉ phục vụ chống dịch nhưng lại gây bất lợi cho người dân

2021-10-19 16:31
Địa phương ra văn bản chỉ phục vụ chống dịch nhưng lại gây bất lợi cho người dân - Ảnh 1.

Họp báo trước kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV - Ảnh: NK

Thông tin về chương trình kỳ họp, ông Vũ Minh Tuấn, phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho hay kỳ họp thứ 2 sẽ khai mạc vào ngày 20-10 và bế mạc vào ngày 13-11, được tổ chức theo hình thức kết hợp họp trực tuyến và họp tập trung và chia thành 2 đợt.

Trong đó, đợt 1 sẽ họp trực tuyến trong 11 ngày và đợt 2 sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội trong 6 ngày. 

Trong trường hợp dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trong cả nước thì sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định việc phải họp trực tuyến cả kỳ nhưng bố trí cả 2 đợt liền mạch để kỳ họp kết thúc sớm, tạo điều kiện cho Chính phủ, các địa phương tập trung thời gian cho công tác phòng, chống dịch.

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ thông qua 2 dự án luật, 5 dự thảo Nghị quyết (theo quy trình tại một kỳ họp), xem xét, cho ý kiến đối với 5 dự án luật. 

Ngoài ra, Quốc hội cũng sẽ xem xét các báo cáo như đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021-2022, công tác phòng chống dịch COVID-19, các báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án, các báo cáo kiến nghị của cử tri và nhân dân, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế… 

Có văn bản chưa phù hợp thực tiễn,  gây bất lợi cho người dân

Thông tin về báo cáo của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 30, ông Đặng Thuần Phong, phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, cho biết đang thực hiện thẩm tra báo cáo này để hoàn thiện, trình Quốc hội trong kỳ họp tới. 

Đánh giá chung về thực hiện, ông Phong cho hay Chính phủ đã chủ động, linh hoạt, áp dụng biện pháp phòng chống dịch COVID-19, mang lại hiệu quả. Với một số nội dung khác luật, chưa được quy định, Chính phủ chủ động khẩn trương kịp thời ban hành trên 100 văn bản. 

Tuy vậy, ông nhìn nhận việc trao quyền như vậy cũng tạo ra hệ lụy do những vấn đề khác luật, không đúng quy định của luật.

"Có vấn đề kịp thời, nhưng cũng có quy định chưa phù hợp thực tiễn, ràng buộc quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là việc ra văn bản của nhiều địa phương. 

Tới đây phải rà soát tổng thể các quy định để xem việc ban hành văn bản có vượt quyền, trái quy định hay không, nhưng sơ bộ cho thấy những văn bản này ban hành ra chủ yếu phục vụ cho phòng chống dịch là chính nhưng lại gây bất lợi cho người dân" -  ông Phong đánh giá.

Mặc dù vậy, theo ông Phong đến nay Chính phủ và các bộ ngành chưa có rà soát đầy đủ các văn bản về phòng chống dịch, chưa đề xuất sửa đổi kịp thời các quy định liên quan trong các luật để đưa vào chương trình luật. 

Văn bản hướng dẫn trả lời bộ ngành trung ương giải quyết vướng mắc địa phương còn chậm, chưa kịp thời nên khiến nhiều nơi cách hiểu chưa thống nhất, cách làm khác nhau.

Đặc biệt, còn tình trạng các địa phương ban hành văn bản còn sai sót, chưa rà soát kỹ lưỡng, nên phải thu hồi văn bản. Dẫn chứng như quy định dán niêm phong không cho mở cửa xe khi đi qua địa phương là không phù hợp với quy định về quyền con người. 

Phân cấp, phân quyền đã có nhưng mỗi nơi một kiểu, thiếu nhất quán, gây nên tình trạng cát cứ, trên bảo dưới không nghe. Theo đó, ông Phong cho rằng tới đây Chính phủ phải có giải pháp và chiến lược về phòng chống dịch phù hợp tình hình mới, những gì còn bất cập phải tổng kết đánh giá để ban hành các quy định cho phù hợp thực tiễn.

"Cả nước đang thắt lưng buộc bụng, nếu có tiền tăng lương cũng phản cảm"

Về việc lùi cải cách tiền lương, Tổng thư ký Bùi Văn Cường cho hay đây là vấn đề quan trọng, tác động đến đời sống của cán bộ công chức, viên chức. 

Theo Nghị quyết số 27 đã có chuẩn bị về việc thực hiện cải cách tiền lương, nhưng do tác động nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh COVID-19 đến kinh tế xã hội, chuỗi cung ứng, sản xuất kinh doanh, đời sống, phải dồn lực chi nhiều ngân sách cho phòng chống dịch, đã ảnh hưởng đến lộ trình và nguồn lực thực hiện về tiền lương.

Tuy vậy, ông Cường cũng cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện vấn đề này, ưu tiên điều chỉnh tiền lương cho những người về hưu trước năm 1995, còn các cán bộ công chức đang làm việc sẽ tiếp tục xem xét cải cách tiền lương ở thời điểm thích hợp.

Thông tin thêm về việc cải cách tiền lương, ông Phong cho biết cơ sở để thực hiện là phải chuẩn bị kỹ về cơ cấu thu chi ngân sách, thực hành tiết kiệm trong phòng chống tham nhũng, quyết liệt thu hồi tài sản các vụ án tham nhũng, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước (hàng năm 10%); tăng thu ngân sách địa phương và trung ương…

"Dù đã đẩy mạnh thực hiện theo các yêu cầu trên nhưng vẫn chưa đủ nguồn lực. Song song với cải cách tiền lương thì phải tinh giản bộ máy, nhưng do phải tập trung nguồn lực cho phòng chống dịch, cả nước đang thắt lưng buộc bụng nên nếu có tiền tăng lương cũng là phản cảm về mặt xã hội. Do đó, việc lùi lại để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và cần thiết" - ông Phong nêu quan điểm.

Lựa chọn thành viên trả lời chất vấn gắn với nhu cầu, bức xúc người dân

Một điểm đáng chú ý tại kỳ họp này là Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày để thực hiện hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, Tổng thư ký Quốc hội cho biết đã có văn bản gửi 63 đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp ý kiến để bước đầu báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đến nay đã có 59 nhóm vấn đề được tổng hợp.

Song theo quy định hoạt động giám sát, việc quyết định nhóm chất vấn và thẩm quyền do tất cả các đại biểu Quốc hội cho ý kiến, nên ông Cường cho hay sau khi kết thúc thúc kỳ họp trực tuyến vào 30-10, lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp để quyết định.

Theo đó, cùng với Thủ tướng thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ lựa chọn bộ trưởng, trưởng ngành, thành viên Chính phủ trả lời chất vấn. Việc lựa chọn sẽ dựa trên các tiêu chí là vấn đề bức xúc nổi lên trong đời sống được đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm.

Với việc ban hành miễn giảm thuế, ông Cường cho hay đây là thẩm quyền của Quốc hội, nhưng tại kỳ họp thứ nhất với Nghị quyết 30 đã ban hành cho phép các giải pháp đặc cách, đặc biệt, đặc thù trong điều kiện hiện nay.

Đến nay dự thảo đã qua nhiều vòng tổng kết và đánh giá tác động, báo cáo cấp có thẩm quyền và cho ý kiến, dự kiến trong ngày nay mai sẽ ban hành sớm nghị quyết này.

Quốc hội rút ngắn thời gian họp để tạo điều kiện cho Chính phủ, địa phương chống dịchQuốc hội rút ngắn thời gian họp để tạo điều kiện cho Chính phủ, địa phương chống dịch

TTO - Sáng 18-10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Văn phòng Quốc hội và các cơ quan liên quan về việc chuẩn bị các điều kiện tổ chức kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, dự kiến khai mạc ngày 20-10.

Xem thêm: mth.90563006191011202-nad-iougn-ohc-iol-tab-yag-ial-gnuhn-hcid-gnohc-uv-cuhp-ihc-nab-nav-ar-gnouhp-aid/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Địa phương ra văn bản chỉ phục vụ chống dịch nhưng lại gây bất lợi cho người dân”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools