Hiện nay, vợ chồng Công Vinh - Thủy Tiên đang bị cơ quan chức năng điều tra, xác minh về số tiền từ thiện , cứu trợ, giúp đỡ đồng bào lũ lụt miền Trung hồi tháng 10 năm ngoái. Cặp đôi nổi tiếng bị cho là thiếu minh bạch khi sao kê tài khoản kêu gọi quyên góp và đang được điều tra làm rõ.
Vợ chồng Công Vinh - Thủy Tiên đang bị cơ quan chức năng điều tra về số tiền từ thiện giúp đỡ đồng bào miền Trung trong đợt lũ lụt năm ngoái.
Cụ thể, vào ngày 8/10, Cục Cảnh sát hình sự (C02) Bộ Công an cho biết cũng đã phối hợp với UBND và UBMTTQ các cấp ở 7 tỉnh miền Trung nhằm xác minh, cung cấp thông tin về số tiền cứu trợ mà nhân dân các địa phương này nhận được từ ca sĩ Thủy Tiên trong mùa lũ năm 2020.
7 tỉnh miền Trung nhận được trợ cấp từ cặp đôi bao gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Công Vinh luôn đồng hành bên Thủy Tiên trong suốt hành trình cứu trợ vì lo lắng cho bà xã.
Theo đó, mới đây, khán giả bất ngờ nhớ lại một bài đăng của Công Vinh khoảng một năm trước nói về việc từ thiện của vợ, trùng hợp lại nhắc đến chuyện thiếu minh bạch trong quá trình từ thiện đang khiến hai vợ chồng bị Bộ Công an điều tra thời gian gần đây.
"Tổng thiệt hại của nhà trồng được 3 tỷ 690 triệu, 250 triệu vé bay ăn ở là có 180 triệu từ quỹ đen của mình đấy... tức đấy.. mất công mất sức mất hợp đồng mà còn được cho là ăn chặn tiền từ thiện .. thêm 1 lần nữa tui tuyên bố "bỏ vợ" luôn", Công Vinh bức xúc đến nỗi "dọa bỏ" Thủy Tiên nếu còn bị nghi ngờ ăn chặn tiền từ thiện thêm 1 lần nữa.
"Chân sút xứ Nghệ" than thở vì thương đồng bào miền Trung đi cứu trợ mà vừa mất công, vừa mất sức lại còn mất hợp đồng quảng cáo mà vẫn bị "tố" ăn chặn tiền từ thiện.
Theo như hai vợ chồng Công Vinh, Thủy Tiên tiết lộ thì vào thời điểm đó họ đã bỏ hơn 3,7 tỷ đồng tiền túi để làm từ thiện, trong đó có một số khoản dự tính sử dụng tiền khán giả đóng góp nhưng vì có ý kiến không đồng tình nên Thủy Tiên đã rút tiền cá nhân ra để bù vào.
Số liệu thống kê số tiền từ thiện đã giải ngân của Thủy Tiên tại 7 tỉnh miền Trung. Nguồn: Zing.vn
Còn nhớ thời điểm rất lâu trước đây, phía Thủy Tiên đã công khai thông tin giải ngân hơn 178 tỷ đồng, "vượt chỉ tiêu" hơn 1 tỷ so với số tiền quyên góp được khiến nhiều người không khỏi khâm phục, cảm kích.
Tuy nhiên, ở thời điểm này, sau khi Bộ Công an chính thức vào cuộc rà soát lại hoạt động từ thiện của Thủy Tiên, nhiều điểm nghi vấn đang bắt đầu được lộ diện cùng rất nhiều những con số chênh lệch và "bằng chứng biết nói".
Tại nhiều địa phương, Thủy Tiên phát tiền theo cảm tính nên rất khó thống kê.
Tính đến hết ngày 15/10/2021, theo số liệu thống kê của 7 tỉnh miền Trung được Thủy Tiên đến giải ngân tiền cứu trợ đồng bào lũ lụt, số tiền trao tặng trên thực tế đang "âm’ 67,97 tỷ. Theo đó, số tiền chênh lệch ở thời điểm hiện tại đang là một ẩn số rất lớn.
Mặc dù vẫn còn một số tỉnh chưa thể xác minh được số tiền cụ thể nhưng số tiền chênh lệch sau khi tổng hợp tất cả cũng đã khiến dư luận hoang mang so với những gì Thủy Tiên đã công khai trước đó với "bàn dân thiên hạ".
Những người hâm mộ cặp vợ chồng nổi tiếng này nói riêng và dư luận nói chung đều đang mong chờ vào kết luận của cơ quan điều tra để sự việc sớm được sáng tỏ.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thông qua việc ăn chặn tiền từ thiện bị phạt bao nhiêu năm tù?
+ Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức ăn chặn tiền từ thiện có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; Hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; Hoặc bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm; Hoặc bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
+ Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Căn cứ pháp lý để xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 175 Bộ luật hình sự 2015 cụ thể như sau:
"Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".
Hải Yến
Doanh nghiệp tiếp thị