vĐồng tin tức tài chính 365

Tàu ngầm - bí ẩn cuộc chiến dưới đáy đại dương - Kỳ 3: Vũ khí tàu ngầm với chiến thuật bầy sói

2021-10-22 10:10
Tàu ngầm - bí ẩn cuộc chiến dưới đáy đại dương - Kỳ 3: Vũ khí tàu ngầm với chiến thuật bầy sói - Ảnh 1.

Tàu ngầm U-35 của von Arnauld (phía xa) và tàu ngầm U-52 trên Địa Trung Hải - Ảnh: theatrum-belli.com

Lúc bấy giờ các cường quốc đều sở hữu hạm đội tàu ngầm, tuy nhiên tàu ngầm U-Boot (Unterseeboot) của đế quốc Đức chi phối cuộc chiến nhiều hơn. Tàu ngầm Đức đã suýt loại Anh ra khỏi cuộc chiến dù Đức chỉ có 20 tàu ngầm tấn công vào năm 1914.

Dùng bốn quả ngư lôi đánh chìm 54 tàu

Ngày 22-9-1914, tức chưa đầy hai tháng sau khi chiến tranh bùng nổ, Otto Weddigen chỉ huy tàu ngầm U-9 đánh chìm ba tuần dương hạm Aboukir, Hogue và Cressy của hải quân Anh khiến người Anh choáng váng. 

Sau đó, Đức biết không thể phá vòng vây phong tỏa của hải quân Anh nên thay đổi chiến thuật, sử dụng tàu ngầm phóng ngư lôi tập trung đánh chìm các tàu buôn cung cấp cho Anh.

Các quy tắc giao chiến (ROE) trong khuôn khổ Tuyên bố Paris năm 1856 về pháp luật hàng hải đã quy định vấn đề tấn công tàu buôn treo cờ của bên tham chiến. 

Về cơ bản, tàu chiến bên tấn công phải phát cảnh báo ý định tấn công, sau đó để thủy thủ đoàn trên tàu buôn đủ thời gian lên bè cứu sinh rời khỏi tàu rồi mới có thể đánh chìm tàu buôn. 

Các tàu buôn treo cờ trung lập ngay cả khi chở đạn dược cho bên tham chiến đều được miễn trừ tấn công. Do có nhiều quan điểm khác biệt về ROE, Tuyên bố London năm 1909 được thảo luận nhưng cuối cùng thất bại vì không nước nào phê chuẩn. 

Đức vẫn khăng khăng cho rằng không nên đưa ra các quy tắc giao chiến "mà việc tuân thủ nghiêm ngặt có thể không thực hiện được do hoàn cảnh bắt buộc".

"Hoàn cảnh bắt buộc" (force of circumstances) đã dẫn đến bi kịch vào ngày 7-5-1915 khi tàu ngầm Đức U-20 bắn ngư lôi đánh chìm tàu viễn dương RMS Lusitania của Anh. Lusitania là tàu chở khách lớn nhất thế giới, chở 1.959 người, trong đó 1.198 người thiệt mạng (128 công dân Mỹ). 

Cơ quan Đăng kiểm Anh đã đưa tàu Lusitania vào danh sách tàu buôn tuần dương vũ trang (AMC). Đức cho rằng tàu rời New York chở hơn 173 tấn đạn cho quân Anh. Thảm kịch này cùng với sự kiện Đức tiếp tục sử dụng tàu ngầm tấn công không hạn chế là yếu tố quan trọng thúc đẩy Mỹ tuyên chiến với Đức năm 1917.

Quân át chủ bài của lực lượng tàu ngầm Đức là Lothar von Arnauld de la Periére. Trong cuộc tuần tra 4 tuần vào mùa hè năm 1916 trên Địa Trung Hải, tàu ngầm U-35 của Arnauld sử dụng bốn quả ngư lôi đánh chìm 54 tàu. Hầu hết các tàu đều bị pháo trên boong bắn chìm. Đến cuối cuộc chiến, Arnauld đã chỉ huy đánh chìm 194 tàu với lượng giãn nước tổng cộng hơn 450.000 tấn.

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc năm 1918, khối Liên minh trung tâm (Đức, Áo-Hung và đế chế Ottoman) đã đóng tổng cộng 375 tàu ngầm, đánh chìm hơn 7.600 tàu với lượng giãn nước hơn 15 triệu tấn. 

Hơn 50% số tàu bị đánh chìm là tàu Anh. Các nhà sử học ước tính nếu Đức triển khai thêm 50 tàu ngầm thì có lẽ đã giành chiến thắng. Sau chiến tranh, kinh tế thế giới suy sụp trong đại suy thoái nhưng công tác phát triển tàu ngầm vẫn tiếp tục.

Vào thời điểm Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ năm 1939, hải quân Đức quốc xã (Kriegsmarine) chỉ có 22 tàu ngầm, tức nhỉnh hơn năm 1914 chỉ 2 tàu. 

Theo chỉ đạo của đô đốc Karl Dönitz, đêm 12-1-1939 tàu ngầm U-47 đã xâm nhập căn cứ hải quân Anh ở Scapa Flow đánh chìm tuần dương hạm Royal Oak. Cuộc chiến Đại Tây Dương bùng nổ.

Karl Dönitz đã triển khai phương pháp tác chiến mới được gọi là chiến thuật bầy sói (Rudeltaktik) với các đội tàu ngầm phối hợp tấn công thay vì tấn công đơn lẻ. Chiến thuật này không đạt hiệu quả như mong đợi do công tác xây dựng đội tàu hộ tống tàu ngầm bị bỏ qua, dù vậy Dönitz tin rằng Đức sẽ thắng nếu tàu ngầm phối hợp với máy bay ném bom. Đến năm 1941, Anh phá được mật mã Enigma của Đức. Sau đó chỉ trong 10 ngày tháng 3-1941, hải quân Đức mất bộ ba thuyền trưởng tàu ngầm siêu đẳng gồm Günter Prien và Joachim Schepke tử trận, còn Otto Kretschmer bị bắt. Dù sao tàu ngầm Đức vẫn nguy hiểm hơn với chiến thuật bầy sói. Đến cuối cuộc chiến, Đức đã đóng tổng cộng hơn 1.100 tàu ngầm.

Tàu ngầm - bí ẩn cuộc chiến dưới đáy đại dương - Kỳ 3: Vũ khí tàu ngầm với chiến thuật bầy sói - Ảnh 2.

Tàu ngầm USS Archerfish (SS-311) - Ảnh: reddit.com

Chiến thuật bầy sói phiên bản Mỹ

Trong hai cuộc chiến tranh thế giới, để đối phó với lực lượng tàu ngầm ưu việt của Đức, hải quân Anh và các đồng minh đã phát triển các công nghệ và phương pháp mang tên chung là chiến tranh chống tàu ngầm (ASW). 

Ví dụ như đầu thu âm thanh dưới nước với tính năng dò âm chủ động (ASDIC), sau này được Mỹ tinh chỉnh thành kỹ thuật phát hiện âm thanh sonar. Ngày 22-3-1916, lần đầu tiên tàu HMS Farnborough của Anh đã sử dụng thành công chất nổ dưới nước có thể kích nổ ở độ sâu xác định để đánh chìm tàu ngầm U-68 Đức ngoài khơi Ireland.

Trong Chiến tranh thế giới đầu tiên, lực lượng tàu ngầm Mỹ hiện diện không đáng kể vì Mỹ chuẩn bị rất ít cho kịch bản tham gia xung đột. Đến Chiến tranh thế giới thứ hai, hạm đội tàu ngầm Mỹ đã chuẩn bị tốt hơn khi Mỹ tham chiến năm 1941. Mặc dù các tàu lớp S đã lỗi thời nhưng vẫn còn hữu dụng. 

Quá trình chế tạo tàu ngầm mới vẫn tiến triển tốt. Hạm đội Thái Bình Dương bị tê liệt sau vụ Nhật tấn công Trân Châu Cảng nhưng các hạm đội tàu ngầm đã phát huy tác dụng tức thì tấn công Nhật đến tận Indonesia ở hướng đông, Midway ở hướng đông và Ấn Độ ở hướng tây.

Trang web Defense Media Network đánh giá ngành công nghiệp Mỹ đã sớm sử dụng nhiều vũ khí chống tàu ngầm như khí cầu lớp K, máy bay ném bom tầm xa, tàu khu trục hộ tống và tàu vận tải hộ tống kết hợp với hạm đội tàu chiến và sonar tinh vi để hạn chế mối đe dọa tàu ngầm Đức đến mức có thể kiểm soát được vào ngày đổ bộ ở Normandie 6-6-1944.

Lawson P. "Red" Ramage chỉ huy tàu ngầm USS Parche (SS-384) là một trong những thuyền trưởng đầu tiên sử dụng chiến thuật bầy sói phiên bản Mỹ, đặc biệt dùng để tấn công Nhật. 

Cuối tháng 7-1944, sau khi phối hợp tấn công một đoàn tàu vận tải Nhật, Ramage cho tàu ngầm len vào giữa đội hình địch rồi nổi lên phóng ngư lôi và liên tục cơ động đến mức các tàu hộ tống Nhật mất phương hướng bắn nhầm vào nhau. 

Thuyền trưởng đánh nhiều tàu nhất là Dick O’Kane chỉ huy tàu ngầm USS Tang (SS-306) đánh chìm 31 tàu địch trước khi bị bắt. Tháng 11-1944, Joseph Enright chỉ huy tàu ngầm USS Archerfish (SS-311) phóng ngư lôi tiêu diệt tàu địch lớn nhất là tàu sân bay Shinano 72.000 tấn ngoài vịnh Tokyo.

Trong báo cáo cuối cùng vào năm 1945, phó đô đốc Charles Lockwood - tư lệnh hạm đội tàu ngầm Thái Bình Dương - ghi nhận tàu ngầm Mỹ đã đánh chìm 4.000 tàu Nhật với lượng giãn nước 10 triệu tấn. 3/5 số tàu buôn Nhật đã bị đánh chìm. 

Bù lại Mỹ tổn thất 52 tàu, 374 sĩ quan và 3.131 binh sĩ chiếm tỉ lệ tổn thất 22%. Mặc dù đây là tỉ lệ tổn thất cao nhất trong các binh chủng nhưng kết quả các đảo Nhật đều bị phong tỏa.

Tàu ngầm tấn công không chỉ đảm trách nhiệm vụ tấn công và phòng thủ mà còn tham gia hoạt động đặc biệt. Tháng 8-1942, hai tàu ngầm Mỹ Nautilus và Argonaut đã vận chuyển lực lượng đặc nhiệm Raiders tham gia vụ đột kích táo bạo vào các căn cứ Nhật trên đảo san hô Makin.

Đây là các tàu ngầm đầu tiên chuyển quân mà sau này được gọi là hoạt động đặc biệt. Nhiều tàu ngầm khác đã được triển khai để thực hiện các nhiệm vụ như thả, đón và tiếp tế cho lực lượng tuần duyên và lực lượng đặc biệt; tìm kiếm và giải cứu phi hành đoàn bị bắn rơi; trinh sát và đặt mìn.

******

Tàu ngầm đầu tiên chạy bằng năng lượng hạt nhân lặn dưới Đại Tây Dương suốt chặng đường gần 2.100km. Làm thế nào có thể sử dụng năng lượng hạt nhân cho tàu ngầm?

>> Kỳ tới: Lò phản ứng hạt nhân trong sa mạc

Tàu ngầm - bí ẩn cuộc chiến dưới đáy đại dương - Kỳ 1:  David Bushnell, cha đẻ tàu ngầm tấn côngTàu ngầm - bí ẩn cuộc chiến dưới đáy đại dương - Kỳ 1: David Bushnell, cha đẻ tàu ngầm tấn công

TTO - Tháng 9-2021, Úc hủy hợp đồng mua 12 tàu ngầm diesel-điện của Pháp để chọn tàu ngầm hạt nhân của Mỹ và Anh. Tàu ngầm ban đầu bị xem là vũ khí lén lút của bọn hải tặc và đã từng bị Mỹ, Anh, Pháp chê bai.

Xem thêm: mth.51200540212011202-ios-yab-tauht-neihc-iov-magn-uat-ihk-uv-3-yk-gnoud-iad-yad-ioud-neihc-couc-na-ib-magn-uat/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tàu ngầm - bí ẩn cuộc chiến dưới đáy đại dương - Kỳ 3: Vũ khí tàu ngầm với chiến thuật bầy sói”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools