vĐồng tin tức tài chính 365

Đầu máy Nhật tặng Việt Nam bền bỉ suốt 25 năm: Công nhân Nhật "làm việc quên cả nghỉ trưa"

2021-10-24 08:35

Mới đây, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa đề xuất Chính phủ cho phép nhập khẩu 37 toa tàu cũ, đã qua sử dụng của Nhật Bản được sản xuất từ năm 1979 - 1982, do doanh nghiệp đường sắt Nhật Bản chuyển giao miễn phí với giá 0 đồng để cải tạo, khai thác. Đề xuất này hiện đang được dư luận đặc biệt quan tâm.

Nhân dòng sự kiện này, mời quý độc giả cùng chúng tôi nhìn lại sự kiện chuyển giao đầu máy diesel DD11 năm 1977, một biểu tượng quan trọng của tình hữu nghị giữa hai nước Nhật-Việt đã hoạt động bền bỉ hơn 20 năm trước khi "nghỉ hưu" ở ga Gia Lâm, Hà Nội.


Sau khi kháng chiến chống Mỹ tại Việt Nam kết thúc, tại nước Nhật đã diễn ra một phong trào quyên góp của các Công đoàn Nhật Bản nhằm quyên góp tiền gửi tặng Việt Nam chiếc đầu máy tàu hỏa chạy diesel, giúp đỡ Việt Nam xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.

Đã hơn 40 năm kể từ ngày chiếc đầu máy diesel DD11 được đưa đến Việt nam. Hiện nay chiếc đầu máy đang được đặt tại nhà máy xe lửa Gia Lâm, Hà Nội.

Một thành viên của Hội Hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam chi bộ Đường sắt Đông Nhật Bản đã đứng ra kêu gọi phong trào khôi phục, sửa chữa chiếc đầu máy từng là biểu tượng của tình hữu nghị Nhật - Việt này.

Chiếc đầu máy mà những người công nhân Nhật Bản đã quyên góp và gửi tới Việt Nam thuộc loại đầu máy DD11 của công ty Đường sắt Quốc gia Nhật Bản (JNR). Chiếc đầu máy này được sản xuất vào khoảng năm 1955. Sau khi JNR loại biên, Hiệp hội Công nhân Giao thông Vận tải Nhật Bản, trực thuộc Tổng Công đoàn Giao thông Vận tải Nhật Bản, đã quyết định mua lại chiếc đầu máy này.

Đầu máy DD11 được sửa chữa vào tháng 2/1977, chủ yếu được bởi các thành viên của Công đoàn Đường sắt Quốc Gia Nhật Bản. Chiến dịch gây quỹ để mua lại, sửa chữa và vận chuyển chiếc đầu máy tới Việt Nam đã quyên góp được 1,2 triệu yên.

Tờ báo Kokutetsu Shimbun của Liên đoàn Công đoàn Đường sắt Nhật Bản số ra ngày 6/2/1977 đã đưa tin với tiêu đề: "Món quà dành tặng Việt Nam đã được các công nhân ở nhà máy Takatori hoàn thành - Kết quả của sự nỗ lực của tất cả mọi người". Trong bài viết cũng có lời phỏng vấn một công nhân trực tiếp tham gia sửa chữa chiếc đầu máy: "Tôi đã làm việc đến quên cả nghỉ trưa".

 Đầu máy Nhật tặng Việt Nam bền bỉ suốt 25 năm: Công nhân Nhật làm việc quên cả nghỉ trưa - Ảnh 1.

Đầu máy DD11 ở Nhật Bản

Mong muốn khôi phục biểu tượng của tình hữu nghị

Chiếc đầu máy DD11 nói trên tiếp tục hoạt động bền bỉ tại Việt Nam và đến năm 2002 thì được cho "nghỉ hưu".

Người đầu tiên phát hiện ra chiếc đầu máy đang "nghỉ hưu" tại Việt Nam này là ông Fujino Takashi, chủ tịch chi bộ Đường sắt Đông Nhật Bản của Hiệp hội Hữu nghị Nhật Bản Việt Nam. Ông cho biết mình rất muốn khôi phục chiếc đầu máy như một biểu tượng của tình hữu nghị giữa hai nước.

Ông Fujino là một thành viên kì cựu của Liên đoàn Công đoàn Đường sắt Nhật Bản. Trước khi nghỉ hưu, ông từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Công đoàn Trụ sở chính Đường sắt Đông Nhật Bản. Trong thời kỳ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, ông đã tích cực tham gia các hoạt động thanh niên phản đối chiến tranh.

"Vào những năm 70, chúng tôi đã tập hợp biểu tình phản đối cuộc chiến mà Mỹ gây ra ở Việt Nam. Quân đội Mỹ đã sử dụng Okinawa như một căn cứ xuất kích quan trọng cho các hoạt động không hải quân. Trên đất liền, họ sử dụng hệ thống đường sắt Nhật Bản để vận chuyển xăng dầu cũng như các loại vật tư phục vụ chiến tranh khác. Khi đó, chúng tôi đã đình công, ngừng vận chuyển những chuyến hàng này", ông Fujino nói.

Thông tin về đầu máy DD11

(Theo các tài liệu của Chi bộ Công đoàn nhà máy Takatori, Công đoàn Đường sắt Quốc gia Nhật Bản)

Tại Hội thảo Công đoàn Giao thông vận tải châu Á lần thứ nhất được tổ chức vào tháng 6/1976, Đại diện Việt Nam cho biết rằng một tuyến tàu Bắc Nam kết nối Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được mở, và họ cần đầu máy diesel. Công đoàn Đường sắt Quốc gia Nhật Bản, với sự ủng hộ và đoàn kết của các công nhân ngành đường sắt, đã quyết định mua lại, sửa chữa và gửi tặng phía Việt Nam một chiếc đầu máy thuộc loại DD11. Đây là loại đầu máy có thể chịu được độ dốc lớn, phù hợp với điều kiện và khổ đường sắt 1000mm của Việt Nam.

Công đoàn Đường sắt Quốc gia Nhật Bản và các hội viên đã tổ chức mua lại một chiếc đầu máy DD11 của JNR, công nhân đường sắt tại nhà máy Takatori phụ trách công việc sửa chữa, điều chỉnh để chiếc đầu máy có thể chạy trên hệ thống đường sắt của Việt Nam. Với mục đích đoàn kết quốc tế cao cả, các công nhân đã nỗ lực hết mình và chiếc đầu máy đã được thành công gửi đến Việt Nam.

Để phong trào thành công, toàn thể hội viên Công đoàn cũng như các công nhân đã nỗ lực hết mình, từ việc thiết kế tờ rơi, tổ chức triển lãm ảnh về Việt Nam đến việc tổ chức phong trào vận động quyên góp.

Việc tàu DD11 được gửi tới Việt Nam thể hiện tình hữu nghị quốc tế sâu sắc giữa nhân dân hai nước, vừa đúng lúc kỷ niệm 30 năm thành lập Công đoàn Đường sắt Quốc gia.

Vào ngày 13/2/1977, buổi lễ ra mắt chiếc đầu máy DD11 đã được tổ chức tại nhà máy Takatori. Các công nhân tham gia vào việc tu sửa chiếc đầu máy cũng đã tham gia. Một số công nhân đã được đưa đến Việt Nam cùng với chiếc đầu máy và tham gia buổi lễ chạy thử tuyến Hà Nội - Hồ Chí Minh của chiếc DD11 tại Việt Nam.

*Nhà máy Takatori là một nhà máy xe lửa từng nằm tại phường Suma, thành phố Kobe, tỉnh Hyogo, Nhật Bản, trực thuộc Công ty Đường sắt Tây Nhật Bản (JR West).

Nhà máy đã bị giải thể vào năm 2000.

Hải Nguyên

Doanh nghiệp tiếp thị

Xem thêm: nhc.23601608042011202-aurt-ihgn-ac-neuq-ceiv-mal-tahn-nahn-gnoc-man-52-tous-ib-neb-man-teiv-gnat-tahn-yam-uad/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đầu máy Nhật tặng Việt Nam bền bỉ suốt 25 năm: Công nhân Nhật "làm việc quên cả nghỉ trưa"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools